Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 11/07/2022 17:15 (GMT+7)

Hà Nội sẽ kiểm định hơn 1.500 chung cư cũ trước quý 4/2023

Theo dõi GĐ&PL trên

Hà Nội lập kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trên địa bàn thành phố trước quý IV/2023.

Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐ, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư, chỉnh trang, tái thiết đô thị, góp phần phát triển đô thị và kinh tế đô thị toàn thành phố trong giai đoạn tới.

Kế hoạch hành động nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, xác định tiến độ triển khai, phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP.

tm-img-alt
Ảnh: Internet

Cụ thể, tổ chức thực hiện các kế hoạch liên quan cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố, gồm: Kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, kiểm định các nhà chung cư cũ, phấn đấu hoàn thành công tác này trên địa bàn thành phố trước quý IV/2023; Kế hoạch nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ; phấn đấu hoàn thành trước quý IV/2023; Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố - đợt 1, tập trung di dời các hộ dân và khẩn trương xây dựng lại các chung cư cũ nguy hiểm cấp D; phấn đấu cải tạo, xây dựng lại 2- 3 khu chung cư cũ trong giai đoạn 2021- 2025.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc thẩm quyền của thành phố, trong đó có các tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư, hệ số bồi thường K và các cơ chế, chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của thành phố, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022;

Tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư: Ban Chỉ đạo giao UBND cấp huyện chủ trì tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ năng lực của các nhà đầu tư đăng ký tham gia cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; tổ chức lấy ý kiến lựa chọn chủ đầu tư; tổ chức phê duyệt phương án bồi thường; lập danh mục các nhà chung cư, khu chung cư để tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư.

Ban Chỉ đạo giao UBND cấp huyện chủ trì thực hiện giải phóng mặt bằng, tổ chức di dời theo phương án đã được phê duyệt; tổ chức cưỡng chế với các trường hợp phải thực hiện cưỡng chế di dời; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, cập nhật dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng chuyên mục

Công dân Việt Nam đang cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ mua nhà đất cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 (đều có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024), công dân Việt Nam đang cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam được phép đầu tư, mua nhà đất tại Việt Nam, đây là những quy định mới so với trước đây. Vậy, để sở hữu nhà đất tại Việt Nam, thì những trường hợp này cần phải làm những thủ tục gì?
Mức thu nhập được mua nhà ở xã hội
Điều kiện về thu nhập là một trong những điều kiện bắt buộc và là yếu tố quan trọng quyết định xem người dân có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không. Vậy, năm 2025, thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội?
Cảnh báo lừa đảo nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng
Mới đây, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã có công văn chấn chỉnh công tác xác nhận, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đăng ký thuê hoặc mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng khuyến cáo các cá nhân, hộ gia đình cảnh giác với các thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội.

Tin mới