Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 22/12/2022 10:12 (GMT+7)

Hà Nội phê duyệt kế hoạch phát triển 5 dự án nhà ở xã hội độc lập

Theo dõi GĐ&PL trên

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định 5063/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch nhằm xác định vị trí, khu vực, diện tích đất cần phát triển nhà ở; số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn nhà ở đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; tỷ lệ các loại nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua; nguồn vốn huy động để phát triển nhà ở xã hội; thời gian triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025.

Đây là cơ sở để thành phố chủ động kiểm soát công tác phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, đáp ứng nhu cầu cơ bản nhà ở xã hội của người dân; xây dựng, phát triển đô thị Thủ đô hướng đến xanh, văn hiến, văn minh, thông minh, hiện đại.

Tổng nhu cầu diện tích sàn nhà ở xã hội giai đoạn sau năm 2020 cần đầu tư xây dựng mới khoảng 6,8 triệu m2 sàn. Theo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2039 đã được phê duyệt, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2025 khoảng 1,25 triệu m2 sàn.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet.

Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 4 dự án đã hoàn thành với khoảng 0,33 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, 46 dự án đang triển khai với khoảng 2,90 triệu m2 sàn nhà ở và 5 dự án khu nhà ở xã hội độc lập đang được nghiên cứu triển khai.

Giai đoạn 2021-2025, thành phố xác định các nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội trọng tâm gồm: Đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành 22 dự án hiện nay đã có quyết định, cơ bản xong GPMB, đang chuẩn bị đầu tư hoặc đang thi công xây dựng, với khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở, hoặc đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai 28 dự án còn lại (khoảng hơn 2,015 triệu mét vuông sàn) dự kiến hoàn thành giai đoạn sau năm 2025 để bù đắp phần diện tích nhà ở còn thiếu so với mục tiêu kế hoạch. Đây là các dự án chưa có quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, đang hoặc chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, phải rà soát do điều chỉnh quy hoạch chi tiết hoặc vì chậm tiến độ, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư. Đồng thời, chuẩn bị đầu tư 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung và triển khai các dự án xây mới có tiến độ hoàn thành trong giai đoạn sau năm 2025.

Về kế hoạch cụ thể theo từng năm giai đoạn 2021-2025, Hà Nội xác định: Năm 2021 đạt 88.200m2 sàn nhà ở. Năm 2022 dự kiến đạt 257.000m2 sàn nhà ở. Năm 2023 dự kiến đạt 32.900m2 sàn nhà ở. Năm 2024 dự kiến đạt 361.700m2 sàn nhà ở. Năm 2025 dự kiến đạt 475.200m2 sàn nhà ở.

Hà Nội dự kiến vốn để hoàn thành phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2025 là khoảng 12.350 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến nguồn vốn ngân sách khoảng 283 tỷ đồng, ngoài ra là vốn huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nguồn vốn cho vay ưu đãi của thành phố từ quỹ đầu tư phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng khác..

Cùng chuyên mục

Đô thị Nam Hà Nội "lột xác" nhờ bệ phóng hạ tầng giao thông
Khu Nam Hà Nội đang thay đổi từng ngày khi những công trình giao thông, đô thị lớn ngày một hoàn thiện. Với cơ chế thu hút đầu tư đột phá cùng sự xuất hiện của các đại dự án, khu vực này được dự báo sẽ sớm “hóa rồng”, thu hút nhân lực chất lượng cao đến an cư và du khách đến trải nghiệm. 
Thủ tục làm nhà ở xã hội sẽ giảm được ít nhất 350 ngày
Chiều 2/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển cho nhà ở xã hội và rà soát đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội 5 tháng đầu năm, kế hoạch triển khai các tháng cuối năm 2025.
Hà Nội tiếp nhận trực tuyến 100% hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm về đất đai từ 01/6
Từ ngày 01/6, Trung tâm Phục vụ hành chính công chính thức triển khai tiếp nhận 100% hồ sơ theo hình thức trực tuyến đối với các thủ tục hành chính như: Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tin mới

Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể, vì sao?
Sau hơn hai năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết đã chính thức thông báo giải thể. Tuy nhiên, thương hiệu "Ăn Cùng Bà Tuyết" nổi tiếng trên mạng xã hội với các nội dung ẩm thực dân dã vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh dưới mô hình mới.
Làn sóng “chốt đơn” tại Vinhomes Green City sau công bố chính sách bán hàng
Ngay sau khi công bố chính sách giãn xây 2 năm, Vinhomes Green City (Đức Hòa, Long An) đã chứng kiến một làn sóng đầu tư sôi động. Từ các trung tâm lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… dòng vốn đang đổ mạnh về khu Tây Bắc, nơi một căn nhà phố chỉ từ 4,79 tỷ đồng có thể “cân” cả nhu cầu an cư lẫn kinh doanh.
Vũng Tàu: Từ “Cap Saint-Jacques” đến thiên đường nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực
Từ gần 2 thế kỷ trước, Vũng Tàu đã được người Pháp gọi tên là “Cap Saint-Jacques” nhờ vị thế cửa biển độc đáo và vai trò thông thương quan trọng. Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt “đại bàng” Sun Group, Vingroup…, Vũng Tàu đang đứng trước vận hội mới, hứa hẹn chuyển mình ngoạn mục để trở thành điểm đến nghỉ dưỡng – du lịch văn hoá đẳng cấp quốc tế.