Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/02/2024 07:23 (GMT+7)

Hà Nội: Phấn đấu không có sốt rét thứ truyền

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngành Y tế thủ đô đang nỗ lực hết sức phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp.

Hiện nay, Hà Nội đang phấn đấu đạt mục tiêu không có sốt rét thứ truyền; không có trường hợp tử vong vì sốt rét tại cộng đồng; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn toàn thành phố.

Ngoài ra, thành phố cũng phấn đấu giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người gây nên tại các vùng dịch tễ; giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun truyền qua đất, ưu tiên ở các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi,...

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Sở Y Tế Hà Nội thông tin về các chỉ tiêu cụ thể như sau: 100% số người đi về từ vùng sốt rét lưu hành được quản lý, theo dõi, lấy máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét; 100% trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai được phát hiện, báo cáo, điều tra, quản lý, theo dõi và điều trị kịp thời, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ xây dựng bản đồ và xác định vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn năm 2024; mỗi năm giảm 10% tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất và sán lá gan nhỏ tại các vùng dịch tễ; các bệnh giun sán thường gặp khác được phát hiện và xử lý kịp thời.

Cùng với đó, điều trị 100% cho người được chẩn đoán mắc bệnh ký sinh trùng; tẩy giun 1-2 lần/năm cho các đối tượng ưu tiên, thuộc các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm trên 20%; tẩy sán lá gan nhỏ 1 lần/năm cho đối tượng nguy cơ tại các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm trên 20%; 100% các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tiến hành các biện pháp phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

Theo Sở Y Tế Hà Nội, trên 50% người dân tại các vùng dịch tễ và được tiếp cận các thông tin tuyên truyền về phòng chống các bệnh ký sinh trùng; 100% trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ tiến hành được các hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh giun sán truyền qua thức ăn và báo cáo kết quả thực hiện; 100% cơ sở y tế các tuyến có cán bộ được đào tạo về giám sát và phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp, tiến hành được các hoạt động phòng chống và thực hiện tốt báo cáo.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội cũng tham mưu cho Sở Y tế và tổ chức triển khai các hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn thành phố. Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên môn, thực hiện hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp năm 2024.

Đồng thời, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trong các hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp. Giám sát, điều tra thực trạng nhiễm, đánh giá các yếu tố nguy cơ và lập bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp, có biện pháp triển khai, phòng chống các bệnh ký sinh trùng phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn. Từ đó, xây dựng kế hoạch can thiệp có hiệu quả trên từng nhóm đối tượng, từng địa bàn cụ thể. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ màng lưới chuyên trách sốt rét, chuyên trách về ký sinh trùng các tuyến hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế…

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).