Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 29/01/2024 09:37 (GMT+7)

Hà Nội đề nghị bổ sung ga kết nối với sân bay thứ hai Vùng Thủ đô

Theo dõi GĐ&PL trên

Hà Nội đề nghị tại khu vực phía Nam cần nghiên cứu, bổ sung 01 ga tại đô thị vệ tinh Phú Xuyên trên tuyến đường sắt tốc độ cao để kết nối với cảng hàng không thứ hai Thủ đô và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Ngày 28/01/2024, UBND TP Hà Nội cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị tư vấn nghiên cứu tiếp thu, bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP Hà Nội để thống nhất các nghiên cứu, làm cơ sở tổ chức triển khai, thực hiện.

Về hướng tuyến các tuyến đường sắt, phương án quy hoạch tuyến cần bổ sung làm rõ các nội dung như sau:

Đối với các tuyến đường sắt hướng tâm hiện có (05 tuyến, gồm: Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên), tại đồ án quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định nâng cấp thành đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa.

Tại dự thảo quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối chưa xác định rõ phương án quy hoạch tuyến là đường sắt đơn/đôi, quy mô hành lang xây dựng tuyến.

Do đó, cần phải bổ sung làm rõ, xác định lộ trình, thời điểm phù hợp quy hoạch cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia để cập nhật vào các quy hoạch của thành phố đang triển khai cũng như dự trữ quỹ đất hành lang bố trí các tuyến đường sắt quốc gia và triển khai dự án khi đủ điều kiện.

Đối với tuyến đường sắt tốc độ cao, quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có điểm đầu từ ga Ngọc Hồi.

Tại dự thảo quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối, đơn vị tư vấn kiến nghị giữ hành lang đoạn tuyến ga Hà Nội - Ngọc Hồi để nghiên cứu phát triển khai thác tàu khách tốc độ cao tiếp cận ga Hà Nội là chưa phù hợp định hướng quy hoạch.

Đối với tuyến đường sắt vành đai phía Tây và đoạn tuyến vành đai phía Đông từ ga Ngọc Hồi đến cầu Mễ Sở, trên địa phận Hà Nội đã dự trữ quỹ đất dọc theo phía ngoài đường vành đai 4 để xây dựng đường sắt.

Tại đồ án quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối Thành phố Hà Nội cần lưu ý bố trí các tuyến đường sắt vành đai đi trong hành lang này để bảo đảm thống nhất.

Ngoài ra, tại khu vực phía Nam cần nghiên cứu, bổ sung 1 ga tại đô thị vệ tinh Phú Xuyên trên tuyến đường sắt tốc độ cao để kết nối với cảng hàng không thứ hai Thủ đô và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực.

Về lộ trình, với mục tiêu đầu tư xây dựng để đưa vào khai thác 50% chiều dài mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội vận hành trước năm 2030, trong đó có tuyến đường sắt đô thị số 1, cần xác định tiến độ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt vành đai phía Đông và tổ hợp ga Ngọc Hồi hoàn thành trước năm 2030 để bàn giao hành lang đoạn tuyến xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi và các cơ sở vật chất của đường sắt trên tuyến về TP. Hà Nội bảo đảm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 đáp ứng tiến độ trên.

Cùng chuyên mục

Chất lượng không khí tại một số điểm của Hà Nội ở mức xấu
Theo ứng dụng theo dõi chất lượng không khí VN AIR (thông tin được công bố từ nguồn dữ liệu quan trắc do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện), lúc 8 giờ ngày 17/10, kết quả quan trắc cho thấy chất lượng không khí tại một số điểm của Hà Nội ở mức kém và xấu.

Tin mới

Hà Lan: “Sách giáo khoa” của toàn cầu về lấn biển và trị thủy
Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giảm giá vé tàu xe công cộng cho học sinh, sinh viên
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà; học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.