Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 24/01/2024 15:21 (GMT+7)

Hà Nội đảm bảo mùa lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024 văn minh, giàu bản sắc

Theo dõi GĐ&PL trên

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội với nhiều quy mô khác nhau, trải rộng ở tất cả các quận, huyện, thị xã; trong đó, có nhiều lễ hội lớn, thu hút đông đảo khách thập phương tới dự.

tm-img-alt
Chương trình nghệ thuật màn Sử thi mùa Xuân Kỷ Dậu 1789. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Chuẩn bị cho mùa lễ hội Xuân 2024 diễn ra văn minh, an toàn, giàu bản sắc truyền thống, chiều 23/1, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai công tác quản lý và tổ chức đối với những lễ hội lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội với nhiều quy mô khác nhau, trải rộng ở tất cả các quận, huyện, thị xã. Trong đó, có nhiều lễ hội lớn, thu hút đông đảo khách thập phương tới dự như Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, quận Đống Đa; lễ hội chùa Hương, huyện Mỹ Đức; lễ hội Gióng đền Sóc ở huyện Sóc Sơn; lễ hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm; lễ hội đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh; lễ hội Cổ Loa ở huyện Đông Anh; và lễ hội chùa Trăm Gian ở huyện Chương Mỹ...

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các quận, huyện, thị xã đã có nhiều chuyển biến, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Tuy vậy, vẫn còn không ít các bất cập xảy ra về văn minh nơi thờ tự, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường...

Hiện nay, Hà Nội đã ban hành kế hoạch quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố năm 2024. Theo đó, năm nay lễ hội sẽ được tổ chức theo tinh thần tiết kiệm, trang trọng, hiệu quả, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu; phù hợp với thuần phong mỹ tục, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thành phố cũng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân khi tham gia lễ hội nghiêm túc thực hiện các quy định về nếp sống văn minh, tôn trọng, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng cho biết hiện nay, Sở đẩy mạnh tuyên truyền nhằm, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và nhân dân trong việc thực hiện quy định về tổ chức lễ hội, nhất là việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Sở yêu cầu các địa phương chú trọng tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị của di tích, của lễ hội; giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường trong lễ hội; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đối với những lễ hội có yếu tố sông nước (các hoạt động rước nước, chèo thuyền trên sông) phải bảo đảm an ninh, an toàn cho những người tham gia.

Tại hội nghị, đại diện các địa phương cho biết công tác tổ chức lễ hội trên địa bàn cơ bản đã chuẩn bị sẵn sàng, trong đó nhiều lễ hội có nhiều đổi mới. Quận Đống Đa có bãi đỗ xe miễn phí, không có bán hàng rong trong khuôn viên tổ chức lễ hội Gò Đống Đa, tăng cường thêm một đêm nghệ thuật phục vụ nhân dân thưởng thức và vui Xuân.

Lễ khai mạc lễ hội đền Hai Bà Trưng sẽ diễn ra vào buổi tối thay vì buổi sáng như mọi năm, sau đó sẽ trình chiếu 3D mapping ca ngợi, tưởng nhớ công lao của Hai Bà Trưng. Tại lễ hội Gióng đền Sóc sẽ đảm bảo việc "tất lộc" đúng như truyền thống và không xảy ra việc tranh cướp lộn xộn...

Đánh giá cao việc chuẩn bị công tác lễ hội Xuân Giáp Thìn năm 2024 tại các quận, huyện, thị xã, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết đây là năm đầu tiên Hà Nội thực hiện Bộ tiêu chí về Xây dựng Môi trường Văn hóa trong lễ hội truyền thống do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị các địa phương tập huấn cho cán bộ, bộ phận phục vụ lễ hội thái độ, ứng xử đảm bảo môi trường văn hóa trong lễ hội đặc biệt trong những ngày đầu năm. Phần lễ phải đảm bảo truyền thống của địa phương, phần hội cần tổ chức vui tươi, lành mạnh.

Tại hội nghị, các đơn vị cũng tiến hành ký cam kết thực hiện Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống.

Cùng chuyên mục

Sun World Hon Thom áp dụng ưu đãi đặc biệt từ tháng 4 này
Từ tháng 4, du khách khi mua vé trải nghiệm cáp treo 3 dây dài nhất thế giới tại Sun World Hon Thom, Phú Quốc sẽ được tặng kèm một đơn vị đồ uống là 1 lít bia thủ công Sun Kraft Beer hoặc nước trái cây miễn phí, cùng muôn vàn ưu đãi hấp dẫn khác.
Những trải nghiệm bùng nổ cảm xúc tại Ocean BBQ & Brew Festival
Ocean BBQ & Brew Festival - Lễ hội Nướng BBQ & Bia quốc tế diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 21-23/3) tại Làng Sake, Ocean City, đã thu hút 52.000 lượt khách trong nước và quốc tế. Sự kiện tôn vinh tinh hoa ẩm thực Việt Nam và thế giới, khẳng định vị thế của Thành phố điểm đến Ocean City với chuỗi lễ hội đẳng cấp, đồng thời nâng tầm trải nghiệm cho cư dân và du khách.
Trải nghiệm săn dấu mộc, ngắm mùa hoa với "hộ chiếu Sa Pa"
Sau thành công của "hộ chiếu du lịch Hà Giang", Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã kết hợp với nhóm travel blogger trẻ tạo ra "hộ chiếu du lịch Sa Pa". Sản phẩm này nhanh chóng gây được sự chú ý và trở thành xu hướng hot trong cộng đồng yêu du lịch.
Cát Bà thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu miền Bắc nhờ giao thông thuận tiện
Bến phà Đồng Bài - Cái Viềng được mở rộng, cáp treo chạy quanh năm, xe bus điện đón tận nhà ga cáp treo, hay tàu cao tốc mở thêm tuyến mới đến trung tâm đảo Cát Bà… Hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi, đồng bộ giúp Cát Bà phát triển mạnh mẽ du lịch bốn mùa, thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu miền Bắc.
Mùa Tết “bội thu” của giới trẻ sau 58 ngày đắm chìm trong thế giới diệu kỳ của Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam
Hành trình vui chơi, trải nghiệm và khám phá hấp dẫn chưa từng có tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông (Ocean City) đã chính thức khép lại bằng một đêm bế mạc sôi động. Trải qua 58 ngày, lễ hội đã mang lại cho hàng triệu du khách những trải nghiệm vô giá, từ đó giúp nhân lên tình yêu với văn hóa, nghệ thuật truyền thống của cả Việt Nam và thế giới.

Tin mới