Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 12/01/2021 10:33 (GMT+7)

Giáo viên ngoại tình sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Giáo viên ngoại tình sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong đó, căn cứ theo Điều 16, 17, 18, 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, giáo viên vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức (đối với giáo viên quản lý như: hiệu trường, hiệu phó…); Buộc thôi việc. Cụ thể:

- Theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, giáo viên ngoại tình sẽ bị khiển trách khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Vi phạm có hậu quả ít nghiêm trọng được giải thích là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).

- Giáo viên có hành vi ngoại tình có thể bị cảnh cáo khi vi phạm lần đầu và gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 17).

Vi phạm có hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

- Giáo viên quản lý là hiệu trưởng, hiệu phó, … ngoại tình lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị cách chức.

Vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (theo điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).

- Nặng nhất, theo Điều 19 Nghị định 112, nếu ngoại tình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, giáo viên có thể bị buộc thôi việc.

Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác (theo điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).

Như vậy, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hậu quả gây ra, việc giáo viên ngoại tình sẽ bị áp dụng các biện pháp kỷ luật phù hợp.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Ngoài bị áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với viên chức, giáo viên ngoại tình có thể còn bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau: 

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Trong đó, theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Việc chung sống này được chứng minh bằng việc họ có đời sống sinh hoạt chung, có tài sản chung, có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng.

Như vậy, nếu giáo viên thực hiện một trong các hành vi ngoại tình như trên thì có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng.

Hành vi chung sống như vợ chồng nên trên không chỉ bị phạt hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng".

Theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về "Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng" có quy định cụ thể như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, nếu phạm tội này, giáo viên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, phạt tù đến 03 năm.

Cùng chuyên mục

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.

Tin mới