Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 19/10/2022 09:55 (GMT+7)

Dương Thị Hồng Nhung - Nữ sinh Bắc Giang thủ khoa hai trường đại học

Theo dõi GĐ&PL trên

Dương Thị Hồng Nhung, nữ sinh quê Bắc Giang là thủ khoa đầu ra song bằng ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Khoa học Kỹ thuật..

Nữ thủ khoa, hai trường, đi học, lĩnh lương 11 triệu đồng/tháng, Dương Thị Hồng Nhung
Nữ thủ khoa Dương Thị Hồng Nhung.

Muốn giành học bổng chỉ cần nắm chắc kiến thức

Trước khi nhận suất học bổng toàn phần cho chương trình thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Hồng Nhung là thủ khoa đầu ra ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Công nghiệp (Việt Nam) và Đại học Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây (Trung Quốc). GPA của Nhung đạt 3,69/4.0.

Sở dĩ Hồng Nhung trở thành thủ khoa đầu ra của 2 trường bởi cô theo học chương trình liên kết quốc tế đào tạo sinh viên. Theo đó, 2 năm đầu Hồng Nhung học chương trình ở Việt Nam và 2 năm cuối học chương trình ở Trung Quốc.

Đồng thời, nữ sinh này cũng xuất sắc giành học bổng toàn phần hệ thạc sĩ giáo viên tiếng Trung quốc tế Đại học Sư phạm Hoa Đông (Thượng Hải). Sau cùng, Hồng Nhung đã lựa chọn theo học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh (Trung Quốc).

Với suất học bổng hệ thạc sĩ tại đây, Hồng Nhung được tài trợ hoàn toàn học phí, tiền ở ký túc xá và nhận "lương" 3.000 NDT/tháng (khoảng 11 triệu đồng).

Với bảng thành tích đáng tự hào, Hồng Nhung tiết lộ bí quyết học tập của cô: "Thật ra, để đạt học bổng không quá khó, chỉ cần nắm chắc kiến thức trong giáo trình, không ngại giơ tay hỏi bài nếu chưa hiểu bài, ghi chép lại đầy đủ những kiến thức mở rộng mà giáo viên nói trên lớp. Đồng thời học trước các bài so với tiến độ trên lớp theo tiêu chí muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

Em hiểu rằng khi nắm chắc kiến thức nền thì học nâng cao thế nào vẫn có thể tiếp thu được. Theo em, năm đầu tiên đại học không nên đi làm thêm, còn các năm sau đi làm thêm chỉ làm những công việc liên quan đến chuyên ngành sẽ giúp ích cho công việc trong tương lai".

Nữ thủ khoa, hai trường, đi học, lĩnh lương 11 triệu đồng/tháng, Dương Thị Hồng Nhung
Quan điểm sống của Hồng Nhung là: "Đừng đếm ngày tháng, hãy biến ngày tháng trở nên đáng tính".

Quyết tâm du học

Hồng Nhung có niềm say mê tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, điều đó trở thành động lực để cô quyết tâm theo đuổi ngôn ngữ này. Đối với trường đại học mà Nhung theo học, yêu cầu tốt nghiệp là hoàn thành chứng chỉ trình độ tiếng Trung quốc tế HSK 5 nhưng Nhung đã đạt HSK 6 khi mới là sinh viên năm thứ hai và hiện tại, cô thành công giành được chứng chỉ HSK bậc cao cấp.

Chia sẻ về bí quyết để chinh phục được ngôn ngữ Trung Quốc, Hồng Nhung cho rằng: "Người học cần nắm chắc tất cả từ vựng thuộc cấp độ HSK 6 bằng cách học hết 2 quyển giáo trình chuẩn HSK 6.

Làm tệp đề từ dễ đến khó như đề Hanban, đề mô phỏng, đề trọng tâm, đề từng kỹ năng, đề tinh giảng tinh luyện…, để xác định năng lực của mình. Đặc biệt, đừng quan trọng số lượng đề mà hãy chú ý đến chất lượng, nên sau khi làm xong mỗi đề cần tỉ mỉ ngồi phân tích lý do làm sai, khi thật sự hiểu được mới chuyển sang phần khác".

Nữ thủ khoa, hai trường, đi học, lĩnh lương 11 triệu đồng/tháng, Dương Thị Hồng Nhung
Gia đình là động lực để Nhung cố gắng mỗi ngày (Ảnh: NVCC).

Với nữ thủ khoa quê Bắc Giang, mấu chốt quyết định việc học tốt tiếng Trung là lòng kiên trì. Bởi chỉ thích thôi là chưa đủ, kiên trì mới có thể khiến bản thân mình tiến bước xa hơn. Vậy nên mỗi ngày cô luôn cổ vũ bản thân theo đuổi đam mê, tiếp tục kiên trì, tiến về phía trước.

Những ngày đầu mới sang "đất nước tỷ dân" điều khiến cô gái Bắc Giang cảm thấy khó khăn nhất chính là rào cản về ngôn ngữ.

"Mặc dù điểm kỹ năng nghe của em gần như đều tối đa nhưng khi sang Trung Quốc có lúc em không hiểu mọi người nói gì. Tốc độ nói của họ cực kỳ nhanh và giọng của họ đều mang nặng tiếng địa phương, hoàn toàn khác với những gì em học trên sách vở.

Thêm vào đó, lần đầu xa bố mẹ khiến em rất yếu lòng, chuyện gì cũng phải tự tay làm, nhiều lúc em muốn từ bỏ để về nhà tiếp tục được bố mẹ chăm bẵm. Nhưng em nhận ra rằng, nếu cứ sống mãi trong vòng an toàn thì bản thân em sẽ không bao giờ phát triển được.

Sau quãng thời gian chăm chú nghe giảng trên lớp, em dần quen với tốc độ nói của người Trung Quốc khiến cho việc giao tiếp không còn khó khăn như trước nữa. Bên cạnh đó, bố mẹ luôn cổ vũ tinh thần cho em, tạo cho em cảm giác như đang ở nhà, dần dần em cũng đối mặt được với những khó khăn và quyết tâm phải sống thật tốt, cố gắng học tập để không phụ lòng mọi người".

Nhắc đến dự định tương lai, Hồng Nhung tâm sự: "Mục tiêu trước mắt lá em sẽ cố gắng để tập trung học tập, đạt được những thành tích tốt hơn. Sau khi học xong thạc sĩ em sẽ về Việt Nam, làm việc trong lĩnh vực giáo dục như bản thân hằng mong ước".

"Cuộc sống phía trước dẫu có khó khăn nhưng em luôn ghi nhớ rằng thành công hay thất bại rồi cũng sẽ qua, chỉ có sự biết ơn và những giá trị mà chúng ta có thể mang lại cho cuộc đời là còn mãi", Nhung đúc kết.

Cùng chuyên mục

Giảng đường 36 giờ không ngủ ở VinUni
Sáng tạo thích ứng nhanh là một môn học mới mẻ ngay cả với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới. Ở VinUni, đây là môn học nền tảng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, làm bệ phóng cho những môn học chuyên môn sau này.

Tin mới

Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.