Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 24/03/2024 15:46 (GMT+7)

Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhiều đứa trẻ thường tỏ ra dễ mặc cảm, tự ti, không nhìn thấy giá trị của bản thân và lo lắng người khác sẽ không tôn trọng mình.

Không ít bố mẹ trong quá trình nuôi dạy con đã tự đặt ra câu hỏi: "Tại sao một số đứa trẻ lại tự ti ở độ tuổi còn nhỏ như vậy?", khi họ thấy con có những biểu hiển bằng lời nói và hành vi thể hiện rõ tính cách này.

Trên thực tế, nhiều đứa trẻ thường tỏ ra mặc cảm và tự ti, không nhìn thấy giá trị của bản thân và lo lắng người khác sẽ không tôn trọng mình.

Sự tự ti hình thành chủ yếu là do nỗi thất vọng hoặc phương pháp giáo dục không phù hợp của gia đình, dẫn đến những sai lệch trong nhận thức của trẻ về bản thân.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ tự ti, rụt rè sẽ thường thích nói 4 câu "cửa miệng" sau. Bố mẹ nên chú ý để nhận ra sớm và có sự can thiệp phù hợp, để giúp con phát triển lành mạnh trong tương lai.

Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 1

“Con không thể làm được”

Những đứa trẻ thiếu tự tin thường đánh giá bản thân theo chiều hướng đi xuống, thường nghĩ rằng mình không thể làm được hoặc không đủ khả năng để đối mặt với bất kỳ thách thức nào trong cuộc sống.

Ví dụ một đứa trẻ học văn rất tốt, luôn được cô giáo khen là viết rõ ràng và có chiều sâu, ngôn từ đẹp và trôi chảy. Nhưng ngay khi được đề nghị tham gia một cuộc thi liên quan đến thế mạnh này, đứa trẻ đã không do dự mà từ chối: “Cô ơi, em viết không hay và nếu như em đi thi thì mọi người sẽ cười nhạo em”.

Hoặc trong một dịp đề nghị tranh cử cán bộ lớp, khi được các bạn gọi tên thì đứa trẻ cũng ngay lập tức lắc đầu, tìm mọi cách tránh né vì cảm thấy người khác có tư cách hơn mình.

Thậm chí cô giáo và bạn bè đã ra sức thuyết phục, động viên bằng cách chỉ ra từng ưu điểm của đứa trẻ và cổ vũ đứa trẻ có thể làm được vị trí này. Dẫu đồng ý với những ưu điểm mà mọi người nhận xét về bản thân, nhưng đứa trẻ vẫn nguỵ biện rằng: “Mặc dù như vậy nhưng em thực sự không thể làm tốt được đâu ạ”.

Trông thấy biểu hiện này của đứa trẻ, hẳn nhiều người có thể sẽ vô cùng băn khoăn. Đứa trẻ ấy rõ ràng không tệ, nhưng lại cảm thấy mình không thể làm gì được, điều đó thực sự khiến không ít ông bố bà mẹ ở trong hoàn cảnh tương tự cảm thấy lo lắng về con của mình.

Nhà tâm lý học Adler tin rằng, việc nói "có... nhưng" là biểu hiện của cảm giác tự ti đặc biệt mạnh mẽ. Mặc dù nhiều đứa trẻ biết mình thực sự giỏi ở một khía cạnh nào đó, nhưng lúc nào con cũng cảm thấy mình chưa đủ tốt và có câu cửa miệng là "Con không thể làm được".

Chính vì lối suy nghĩ, tư duy và tính cách như thế này mà trẻ sẽ luôn sống trong sự chối bỏ bản thân, cho dù sau này có cơ hội đạt được thành công nhưng cũng rất dễ bỏ lỡ.

Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 2
Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 3

“Con không xứng đáng”

Không chỉ thể hiện qua câu nói "Con không xứng đáng", mà hành động thực tế của nhiều đứa trẻ cũng có thể cho bố mẹ biết rằng con đang có những nhận định sai lệch về bản thân, sự tự tin thấp. Đặc điểm lớn nhất của những đứa trẻ như vậy là không tự chủ động.

Chẳng hạn thay vì tranh giành đồ chơi giống như những trẻ khác thì trẻ tự ti, rụt rè sẽ lựa chọn cam chịu, bỏ cuộc mặc dù bé rất thích món đồ đó. Khi chơi cùng một nhóm bạn, trẻ cũng sẽ không chủ động hòa nhập mà thường đợi người khác mở lời, hoặc nếu thấy thứ gì mình thích, nhưng bố mẹ không đồng ý thì trẻ cũng sẽ không mè nheo đòi hỏi mà lập tức thuận theo ý.

Trẻ cảm thấy bản thân không xứng đáng nhận được bất kỳ điều gì tốt đẹp, nên luôn không trong trạng thái sẵn sàng để đón nhận nó. Đối với những người xung quanh mình, trẻ luôn tỏ ra ngoan ngoãn và hiểu chuyện, chỉ biết làm hài lòng người khác một cách tự nguyện mà không mong cầu được nhận lại thứ gì cả.

Trong mối quan hệ giữa các cá nhân, việc giúp đỡ người khác đối với trẻ giống như trách nhiệm mà bản thân bé đặt ra cho mình. Nhưng nếu người khác giúp đỡ lại, trẻ sẽ lập tức cảm thấy mình mắc nợ người khác và sẽ rơi vào trạng thái bất an.

Những đứa trẻ luôn có cảm giác bản thân không xứng đáng thường chịu nhiều thiệt thòi sau khi lớn, khả năng chịu bắt nạt cao và khó tìm được hạnh phúc trong tương lai.

Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 4
Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 5

"Mọi người đang nhìn con"

Trên thực tế, nhiều đứa trẻ mỗi khi có khách đến nhà, dù là người quen hay người lạ thì cũng nhanh chóng trốn trong phòng không dám ra ngoài. Quen nhau được một thời gian thì trẻ mới dám từ từ tiếp xúc với mọi người.

Điều mà bố mẹ không biết là một đứa trẻ có cảm giác tự ti mạnh mẽ như vậy, thực sự đang nghĩ rằng người khác đang nhìn mình, luôn chú ý đến mọi nhất cử nhất động của mình bất cứ lúc nào để nhận xét và đánh giá.

Nếu chẳng may trẻ vô tình mắc một sai sót nhỏ ở nơi đông người, trẻ sẽ ngay lập tức cảm thấy như sụp đổ, bởi bé cho rằng tất cả mọi người khi chứng kiến điều này đều sẽ tỏ ra khinh thường, và thậm chí là ghét bỏ mình. Chính vì như thế mà trẻ luôn sống trong cảm giác lo sợ, luôn muốn làm hài lòng và không để bản thân mắc lỗi trước mặt người khác.

Hơn nữa, cảm xúc và tâm lý của trẻ cũng sẽ rất dễ bị ảnh hưởng từ mọi người xung quanh, một cái nhìn hay một lời nói của người khác dành cho mình cũng có thể khiến trẻ buồn vui rõ ràng.

Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 6
Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 7

“Con không dám từ chối”

Trẻ có cảm giác tự ti mạnh mẽ sẽ rất sợ xung đột trong cuộc sống hàng ngày. Bé có thể trở nên rụt rè và e dè khi đối mặt với tình huống mới, giao tiếp với người lạ hoặc khi đưa ra ý kiến riêng của mình. Sự tự ti của trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Và một lý do phổ biến là sự sợ hãi về xung đột và phản đối từ mọi người xung quanh. Trẻ sẽ cảm thấy lo lắng về việc không được chấp nhận hoặc bị chỉ trích nếu bản thân không đáp ứng được mong đợi hoặc yêu cầu của người khác. Điều này khiến cho trẻ không dám từ chối khi được nhờ giúp đỡ, dù cho trẻ cảm thấy không sẵn lòng hay không muốn làm. Trẻ sợ rằng nếu từ chối, bản thân sẽ bị người khác coi thường, có đánh giá tiêu cực về mình.

Thậm chí, sự tự tin của trẻ còn bị phụ thuộc vào sự công nhận và đồng ý từ người khác. Khi trẻ nhận được lời khen ngợi, động viên và sự tán thành từ họ, trẻ sẽ ngay lập tức có lòng tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải sự phản đối hoặc không công nhận từ người khác, trẻ có thể trở nên chán nản và mắc kẹt trong cảm giác tự ti, nghi ngờ về giá trị và khả năng của bản thân, cảm thấy rằng mình không xứng đáng được yêu thương và tôn trọng.

Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 8
Đứa trẻ hay nói 4 câu sau này khó tìm được niềm vui trong cuộc sống - 9

Cùng chuyên mục

Tin mới

Visa EB3 - Chương trình định cư Mỹ dành cho lao động phổ thông - Con đường lý tưởng thực hiện ước mơ tại “miền đất hứa”
Bạn đang ấp ủ giấc mơ Mỹ? Bạn mong muốn tìm kiếm một chương trình định cư Mỹ không yêu cầu bằng cấp cao hay nhiều kinh nghiệm? Visa EB3 chính là con đường lý tưởng cho bạn! Chương trình này mở ra cánh cửa đến với cuộc sống mới tại Hoa Kỳ - đất nước của tự do và cơ hội.
Biển người đổ về “Hàn Quốc thu nhỏ” K-Town trong ngày khai trương
Hàng vạn tín đồ yêu văn hóa Hàn Quốc đã đổ về phía Đông Hà Nội, tham gia sự kiện khai trương K-Town (Grand World, Ocean City) với chuỗi hoạt động hấp dẫn kéo dài liên tục trong 3 ngày từ 26 - 28/4. Với vô vàn trải nghiệm độc đáo “chuẩn Hàn”, K-Town hứa hẹn trở thành điểm đến được yêu thích bậc nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.