Dự báo giá vàng ngày 11/4: Bất ngờ cắm đầu lao dốc
Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 81,8 - 83,82 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Vàng Doji HN niêm yết giá vàng ở mức 82,3 - 84,3 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 400.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước.
Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 74,9 - 76,7 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và 1 triệu đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước.
Trên thị trường thế giới, giá vàng đạt 2.330,78, tăng 24,11 USD vào lúc 21h01 ngày 10/4 theo giờ Việt Nam.
Tính trung bình, giá vàng trong và ngoài nước đang chênh lệch hàng chục triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao và duy trì trong suốt thời gian dài.
Chính phủ yêu cầu NHNN xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, đà tăng thời gian qua của vàng được củng cố nhờ lo ngại rủi ro địa chính trị ngày càng tăng. Một số chuyên gia phân tích dự đoán, giá vàng có thể tăng lên 3.000 USD/ounce vào năm 2025. Các chuyên gia cho rằng, kim loại quý này vẫn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi bất ổn địa chính trị và nhu cầu mua quá lớn từ người dân, giới đầu tư cho đến các ngân hàng trung ương.
Chuyên gia chiến lược hàng hóa Soni Kumari của ngân hàng ANZ cho biết, căng thẳng địa chính trị, các ngân hàng trung ương tại nhiều thị trường mới nổi đang đẩy mạnh dự trữ vàng để hạn chế rủi ro, đồng nội tệ Trung Quốc biến động và những rủi ro lạm phát đang hỗ trợ giá vàng hiện nay.
Giá vàng trong nước thường diễn biến theo giá thế giới, vì vậy, giá vàng có thể sẽ tăng trong phiên ngày 11/4.