Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 15/03/2023 07:25 (GMT+7)

Dự án Nhà máy nước Hòa Liên 1.170 tỷ đồng khai thác vào đầu 4/2023

Theo dõi GĐ&PL trên

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu phải đưa Dự án Nhà máy nước Hòa Liên có tổng vốn đầu tư 1.170 tỷ đồng đến cuối tháng 3 này vào vận hành, khai thác.

Theo thông tin từ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng, Nhà máy nước Hòa Liên là công trình trọng điểm đặc biệt của TP Đà Nẵng giai đoạn 1 có công suất 120.000m3/ngày đêm.

Dự án Nhà máy nước Hòa Liên được UBND thành phố phê duyệt đầu tư xây dựng tại Quyết định số 3476/QĐ-UBND ngày 7-8-2019 với tổng mức đầu tư 1.170 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp làm chủ đầu tư. Dự án có 4 hạng mục chính gồm: đập dâng để thu nước, trạm bơm nước thô, tuyến ống dẫn nước thô và nhà máy xử lý nước để cung cấp về thành phố…

Dự án được khởi công ngày 25-3-2020, bao gồm các hạng mục chính: xây dựng đập tràn thu nước trên sông Cu Đê nhằm mục đích khai thác nước thô, với công suất giai đoạn 1 là 120.000m3/ngày; xây dựng trạm bơm nước thô giai đoạn 1 công suất 120.000m3/ngày; lắp đặt tuyến ống chuyển tài nước thô D1400 giai đoạn 1 hoạt động với công suất 120.000m3/ngày và có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng trong giai đoạn 2 với công suất 240.000m3/ngày; xây dựng nhà máy xử lý có công suất xử lý giai đoạn 1 là 120.000m3/ngày và quy hoạch mở rộng cho giai đoạn 2 với công suất 240.000m3/ngày. Trải qua hơn 2 năm thi công trong điều kiện Covid-19 diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi, các nguồn vật tư, nhân công thiếu hụt nhưng các đơn vị, nhà thầu đã nỗ lực đưa công trình tiến về đích.

tm-img-alt
Dự án Nhà máy nước Hòa Liên. (Ảnh: Văn Luận).

Dự án Nhà máy Hòa Liên được tổng thầu (EPC) với những nhà thầu có năng lực thông qua liên danh Công ty CP Xây dựng số 5 - Công ty CP Sông Đà 9 - Công ty CP Nước và Xây dựng Đường Thành - Viện Thủy công đảm nhận thiết kế, cung cấp lắp đặt thiết bị và xây lắp công trình.

Mặc dù ngày 17-8-2019, UBND thành phố có Quyết định số 3632/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng đến ngày 18-1-2021 mới được đơn vị chức năng phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công nên thực tế liên danh nhà thầu chỉ thực sự tổ chức thi công trong thời gian hơn 1 năm qua.

Nguyên nhân công trình chưa được đưa vào vận hành, khai thác là do chưa có đơn vị tiếp nhận, quản lý, khai thác Nhà máy nước Hòa Liên nên không thực hiện được việc hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ, không đủ cơ sở để tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình", chủ đầu tư dự án thông tin.

Trước nhu cầu bức thiết về nước sạch của người dân, nhất là trong dịp hè sắp đến, đáp ứng yêu cầu của người dân thành phố, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng đã đề nghị UBND TP Đà Nẵng thống nhất chủ trương giao Trung tâm Quản lý hạ tầng đô thị (trực thuộc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng) thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác theo đúng quy định.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu chậm nhất đến ngày 1/4/2023, công trình Nhà máy nước Hòa Liên phải đưa vào vận hành, tránh xảy ra tình trạng thiếu nước do nhiễm mặn vào mùa nắng nóng như những năm trước đây.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng đề nghị Sở Xây dựng khẩn trương xây dựng phương án giá nước tạm thời. Việc xác định lấy giá nước hiện hành để làm giá nước tạm thời hay xây dựng một giá nước mới cho Nhà máy nước Hòa Liên thì do Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo quyết định và phải hoàn thành trong tháng 3 để phục vụ đời sống của nhân dân thành phố.

Đà Nẵng là đô thị lớn ở miền Trung, nguồn tài nguyên nước thô chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống sông từ các tỉnh lân cận. Việc giải “bài toán” về bảo đảm an ninh nguồn nước sinh hoạt được kỳ vọng vào lưu vực sông Vu Gia vốn ngắn và dốc. Tuy nhiên, với sự đầu tư dự án Nhà máy nước Hòa Liên có tổng công suất thiết kế 240.000m3/ngày đêm sẽ “gánh 50%” nguồn cung cấp nước cho thành phố trong thời gian tới.

Cùng chuyên mục

Cát Tường Group: Nợ thuế tăng mạnh, hàng tồn kho phình to
Tính đến thời điểm cuối năm 2022, nợ phải trả Cát Tường Group đạt 1.933 tỉ đồng, tăng thêm 679% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý khi Cát tường Group đã phát sinh khoảng 1.436 tỉ đồng nợ vay tài chính, trong khi hồi đầu năm không ghi nhận.
Thu hút người tài không dễ, giữ chân được họ càng khó
Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.