Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 15/04/2023 14:31 (GMT+7)

Dự án King Sea Phan Thiết “treo” gần 20 năm vì nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Thuận, Dự án King Sea Phan Thiết do Công ty TNHH Đại Thanh Quang làm chủ đầu tư nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014.

Dự án nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

Ngày 14/2/2022, Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Thuận có văn bản số 525/STNMT-CCQLDD gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; Công ty TNHH Đại Thanh Quang (Công ty Đại Thanh Quang) về dự án Khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết tại xã Tiến Thành, TP Phan Thiết.

Theo đó, sau khi đối chiếu tọa độ của Dự án King Sea Phan Thiết với các quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, cho thấy toàn bộ diện tích Dự án này nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014.

tm-img-alt
Dự án King Sea Phan Thiết nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Ngày 8/3/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo việc triển khai các dự án trên bề mặt các khu vực dự trữ khoáng sản titan quốc gia tại Công văn số 1937/VPCP-CN như sau: “UBND tỉnh Bình Thuận căn cứ thời gian dự trữ khoảng sản titan và pháp luật có liên quan để triển khai thực hiện các dự án sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia”.

Ngày 10/5/2019, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2155/BTNMT-ĐCKS thông báo: “Để được triển khai thực hiện đổi với mỗi dự án trên các khu vực dự trữ khoáng sản titan, UBND tỉnh Bình Thuận phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi khu vực dự trữ khoảng sản titan được phê duyệt, điểu chỉnh.

Ngày 21/5/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản 2737/BTNMT-ĐCKS gửi UBND các tỉnh, nơi có các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, đề nghị rà soát, đề xuất điều chỉnh, khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Đến ngày 19/8/2021, UBDN tỉnh Bình Thuận đã có Công văn số 3107/UBND- KT ngày báo cáo và đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (trong đó có Dự án King Sea Phan Thiết được đề xuất không khoanh định đưa vào dự trữ khoảng sản quốc gia).

Tuy nhiên theo văn bản số 525/STNMT-CCQLDD của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, tính đến ngày 14/2/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014.

Người dân “khốn khổ” vì dự án King Sea Phan Thiết “treo” gần 20 năm

Theo Kết luận kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 21/6/2022, về việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xác định: việc quản lý, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh còn nhiều tồn tại, bất cập và lãng phí, đặc biệt trong các dự án thương mại, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

Dựa trên kết quả kiểm tra, ngày 11/10/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã có Công văn số 4241 về việc công khai 43 dự án bất động sản vi phạm trên địa bàn với tổng diện tích gần 645ha.

Trong đó nổi cộm là Dự án Khu du lịch biệt thự cao cấp King Sea Phan Thiết, được tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Đại Thanh Quang.

Cụ thể, Dự án Khu du lịch Hố Lở (King Sea Phan Thiết) được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2005, đến năm 2010 được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 86 ha.

Sau 8 năm (6/3/2018), UBND tỉnh Bình Thuận cấp lại Quyết định đầu tư mới cho Công ty Thanh Quang chỉ còn 55,4ha. Trải qua, nhiều lần cấp đổi, dự án này vẫn chưa thể triển khai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc này dẫn đến tranh chấp kéo dài gây mất an ninh, trật tự khiến nhiều cơ quan chức năng kiến nghị thu hồi.

Theo Quyết định số 672/QĐ-UBBT ngày 24/3/2005 thì Dự án King Sea Phan Thiết được tỉnh Bình Thuận cho thuê 49,3 ha đất, trả tiền hàng năm. Số diện tích đất còn lại bao gồm đất sông suối, đất hồ và một phần đất rừng phòng hộ với diện tích 12.198m2 cùng với rất nhiều diện tích đất của dân chồng lấn trong dự án mà chưa được thương lượng, đền bù theo giá thị trường.

tm-img-alt
Phối cảnh dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết.

Theo chủ trương này, Công ty Đại Thanh Quang phải triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động khách sạn, căn hộ du lịch cao tầng vào năm 2018. Đến năm 2019 đưa vào hoạt động khối biệt thự liên kết, biệt thực độc lập…và năm 2021 phải hoàn thành đưa toàn bộ dự án vào hoạt động kinh doanh.

Đến ngày 18/7/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận xây dựng Kế hoạch sổ 3240/KH-STNMT ngày về việc kiểm tra, rà soát các dự án du lịch không đưa đất vào sử dụng liên tục trong thời hạn 12 tháng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong đó có Dự án King Sea Phan

Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, Công ty Đại Thanh Quang không có mặt, không phối hợp với Đoàn công tác để kiểm tra việc sử dụng đất, việc đầu tư thực hiện dự án. Qua kiểm tra hiện trạng khu đất dự án, trên khu đất dự án hiện trạng là cây keo lá tràm cây điều,…

tm-img-alt
Vướng “dự án treo” King Sea Phan Thiết, nhiều hộ dân tại Xã Tiến Thành phải sống trong những căn nhà tạm vì không được sửa chữa, nâng cấp.

Bất ngờ đến ngày 4/3/2019, Dự án King Sea Phan Thiết cùng với 7 dự án khác được tỉnh Bình Thuận gia hạn thêm 24 tháng nữa theo Quyết định số 596/QĐ- UBND. Tiếp đến ngày 25/7/2022, dự án này lại được tỉnh Bình Thuận gia hạn thêm 24 tháng theo Quyết định số 1586/QD-UBND. Mặc dù được gia hạn nhưng đến nay dự án vẫn là bãi đất trống hoang tàn, không một bóng người gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong khu vực.

Theo phản ánh của 30 hộ dân tại xóm 5, thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành, đã gần 20 năm, kể từ khi dự án King Sea Phan Thiết được phê duyệt, đến nay dự án chưa hề có dấu hiệu triển khai.

Họ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng không được sữa chữa, nâng cấp nhà của vì đất đai nhà cửa nằm trong quy hoạch dự án .

tm-img-alt
Bức xúc vì dự án treo, nên nhiều người dân đề nghị thu hồi dự án King Sea Phan Thiết.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Đại Thanh Quang được thành lập vào 22/02/2002, có trụ sở 481 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, TPHCM.

Ngoài ra, doanh nghiệp này có một văn phòng đại diện tại 24 đường số 10, Khu nhà ở Ông Lớn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TPHCM.

Qua nhiều lần thay đổi, hiện Công ty Đại Thanh Quang có vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng gồm ông Nguyễn Kiều Thế Trung (330 tỷ đồng) và bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh (770 tỷ đồng). Đồng thời bà Linh là Chủ tịch HĐTV của doanh nghiệp này.

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.