Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 18/03/2021 16:53 (GMT+7)

Dự án hết ‘treo’ lại chậm

Theo dõi GĐ&PL trên

5.291m2 đất tại phường Mai Dịch rơi vào tay một Chủ đầu tư và gây lãng phí từ năm 2007 bởi 14 năm ròng rã, không một hạng mục nào được xây dựng.

Dự án xây dựng trung tâm bán, giới thiệu và bảo hành xe ô tô Honda và các loại xe ô tô khác (Trung tâm Honda) tại phường Mai Dịch (Cầu Giấy – TP. Hà Nội) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007. Năm 2008, 5.291m2 đất được thu hồi và giao cho Chủ đầu tư Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư tài chính Thái Bình (nay là Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình) thực hiện dự án.

Như vậy các bước triển khai đã được thực hiện theo quy định, nhưng tới tận năm 2017, nghĩa là 10 năm sau khi được cấp chứng nhận đầu tư, toàn bộ khu đất thực hiện dự án vẫn bất động. Sau một thập kỷ “treo”, ngày 14/6/2017, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình bất ngờ có đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư tại dự án này.

Tình trạng dự án hiện tại.

Không lâu sau đó, ngày 26/10/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1210/QĐ-UBND chấp thuận đề nghị của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình, bất chấp sự chậm trễ dài hạn diễn ra tại dự án. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án từ Trung tâm Honda thành dự án Tòa nhà văn phòng và khách sạn với tổng diện tích vẫn giữ nguyên 5.291m2. Khởi công vào Quý IV/2017 – Hoàn thành vào Quý IV/2019 (24 tháng).

Trong quyết định 1210, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Chủ đầu tư sử dụng đất đúng mục đích để xây dựng công trình theo quyết định cho thuê đất. Không được chuyện đơn vị khác thực hiện dự án khi chưa được Thành phố chấp thuận. Đối với UBND quận Cầu Giấy, UBND thành phố giao trách nhiệm quản lý nhà nước về hành chính theo thẩm quyền, giám sát cộng đồng về quản lý các hoạt động xây dựng liên quan đến dự án.

Nhưng cũng kể từ đó cho tới tận thời điểm hiện tại, hàng nghìn m2 đất một lần nữa lại bị bỏ không. Chỉ một khu đất nhưng có tới 2 dự án được “vẽ” ra rồi “treo” trong 14 năm. Điều đáng ngạc nhiên là UBND quận Cầu Giấy dường như đã bỏ quên trách nhiệm quản lý nhà nước của mình đối với dự án trên, nói như vậy bởi hiện trạng lộn xộn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, đất bị sử dụng sai mục đích, môi trường ảnh hưởng, không gian đô thị lem luốc.. đang được “bao che” một cách hệ thống (chúng tôi sẽ đề cập cụ thể trong bài viết khác - PV).

PV cũng nhiều lần liên hệ với ông Phạm Văn Lợi – Chủ tịch UBND phường Mai Dịch về vấn đề này, tuy nhiên ông Lợi liên tiếp cáo bận. Trong khi đó, sau nhiều ngày đặt lịch làm việc với Công ty Cổ phần tập đoàn Thái Bình, PV không nhận được sự phản hồi nào.

Hàng chục xe khách 45 chỗ nằm chen chúc khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về PCCC.

Những năm qua, bên cạnh nhiều dự án công trình trọng điểm của thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo diện mạo mới cho thành phố, vẫn còn nhiều dự án đang trong tình trạng trì trệ, chậm tiến độ hoặc đội vốn, đứng trước nguy cơ khó hoàn thành.

Do đó, có ý kiến cho rằng các khâu trong quá trình triển khai dự án cần được thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là lựa chọn nhà đầu tư. Sau đó, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến độ của dự án để kịp thời nắm bắt hiện trạng, nếu có dấu hiệu chây ỳ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với một dự án đã được giao đất, sau 24 tháng nếu chủ đầu tư không triển khai thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ thu hồi hoặc phải gia hạn với một số điều kiện kèm theo. Tuy nhiên, trên thực tế, sau thời gian 24 tháng, không ít chủ đầu tư vẫn “ôm” đất nhiều năm tiếp theo dù không triển khai bất cứ hạng mục nào.

Việc các dự án thi công chậm tiến độ không chỉ khiến cuộc sống của người dân khó khăn, giao thông ách tắc mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển các ngành nghề khác. Thời gian qua, Hà Nội đã triển khai một số biện pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn lớn, nhưng xem ra sự chuyển động vẫn còn khá chậm chạp.

Bên cạnh vấn đề đang diễn ra trên diện rộng toàn thành phố, chúng tôi xin đặt câu hỏi với riêng dự án Tòa nhà văn phòng và khách sạn của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình: Liệu đã đến lúc UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi dự án hay chưa? UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Mai Dịch có đủ năng lực quản lý để vãn hồi trật tự văn minh đô thị đang hỗn loạn hay không?

Cùng chuyên mục

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm về “ngôi nhà” hiện đại
Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết, trong khi 100% biệt thự, nhà phố đều có tầng hầm, cùng 469 mẫu thiết kế nhà được trình làng để đảm bảo không có hai căn nhà giống nhau trên một trục dọc… Đó chỉ là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” mà các KTS Sun Group đã thiết lập ngay khi bắt tay xây dựng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.

Tin mới

Thế giới năm 2024: Năm nóng nhất trong lịch sử
Ngày 9/12, Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu Copernicus nhấn mạnh năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay và là năm đầu tiên vượt "lằn ranh đỏ" vốn được vạch ra trong việc bảo vệ hành tinh khỏi tình trạng quá nóng đến mức nguy hiểm.