Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2024 09:33 (GMT+7)

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore đầu tiên

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 3/9, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, bệnh nhân là bé gái T.T.D.M. (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc) bị nhiễm bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" ở ngoài cộng đồng.

Sau khi được điều trị bằng kháng sinh, hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cơ bản ổn định. Tuy nhiên, bệnh nhân được theo dõi sát và điều trị theo phác đồ nên khả năng vài tuần nữa bệnh nhân mới được xuất viện.

Trước đó, khoảng đầu tháng 8/2024, bệnh nhân có nổi hạch ở vùng cổ. Sau đó, gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám và được chẩn đoán viêm hạch, lấy thuốc về nhà cho bệnh nhân uống.

Đến ngày 22/8, bệnh nhân không đỡ, bị áp xe phần mềm vùng cổ phải nên nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để mổ lấy hạch, lấy mẫu bệnh phẩm gửi Bệnh viện Nhiệt đới (TP HCM) để làm xét nghiệm.

Ngày 29/8, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore, chưa rõ nguồn lây của ca bệnh này.

whitemore.png
Đồng Nai ghi nhận ca bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore đầu tiên (Ảnh minh họa).

Theo người nhà bệnh nhân, trước khi bị bệnh, bệnh nhân chỉ ở nhà, không đi khỏi địa phương trong thời gian gần đây, hàng ngày bệnh nhân đi học ở gần nhà. Những người thân trong gia đình và bạn học trong lớp của bệnh nhân và những người xung quanh chưa ai có triệu chứng gì. Sau khi ghi nhận ca bệnh, cơ quan chức năng đã tiến hành phun khử khuẩn trong nhà, xung quanh nhà bệnh nhân; lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để theo dõi sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh nhi bị nhiễm bệnh ở ngoài cộng đồng, có thể từ môi trường đất hoặc nước. Sau khi được điều trị bằng kháng sinh, hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân cơ bản ổn. Tuy nhiên, bệnh nhân phải được theo dõi sát và điều trị theo phác đồ nên khoảng 2 tuần nữa bệnh nhân mới được xuất viện. Bệnh viện đã bố trí cho bệnh nhi điều trị tại khu cách ly riêng, hạn chế thăm nuôi để tránh lây nhiễm.

Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Cùng chuyên mục

Lợi ích từ việc cấm bán thuốc lá cho thanh thiếu niên
Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, việc cấm bán thuốc lá cho thanh thiếu niên và tạo ra một thế hệ không hút thuốc có thể ngăn chặn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu.
95,7% người bệnh hài lòng với khối bệnh viện tại Hà Nội
Sở Y tế Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý III năm 2024. Trong đó, tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 95,7% và 96,6% khối trung tâm y tế (bao gồm 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115).
Tỷ lệ tiêm chủng thực tế trong cộng đồng tại TP HCM chưa đạt 95%
Sau một tháng triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi, đến ngày 30/9, trên thống kê lý thuyết, tỷ lệ bao phủ đủ 2 mũi vaccine sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt 95,09% (bao gồm cả trẻ đã tiêm đủ 2 mũi sởi trước chiến dịch).

Tin mới

TP.HCM: Mưa lớn đến bao giờ?
TP.HCM đang trải qua những ngày mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt nghiêm trọng. Dự báo cho thấy mưa còn tiếp diễn đến giữa tháng 12, với nguy cơ ngập lụt lan rộng.
Thủ đô Hà Nội tiếp tục ô nhiễm không khí ở mức cao
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 8/10, Bắc Bộ sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng hanh với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 30-33 độ C; đêm không mưa; gió Đông Bắc cấp 2-3; vùng núi đêm và sáng sớm trời lạnh.