Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 29/01/2025 09:10 (GMT+7)

Đổi tiền lì xì hưởng chênh lệch có vi phạm pháp luật?

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong dịp cận Tết, nhu cầu đổi tiển cũ lấy tiền mới, bán tiền lưu niệm để lì xì chúc Tết, đi lễ chùa... ngày càng tăng cao. Từ đó xuất hiện nhiều dịch vụ đổi tiền cũ, bản tiền lưu niệm theo các mức chiết khấu, ưu đãi khác nhau trên mạng xã hội. Điều này đặt ra nhiều nghi vấn liên quan đến tính pháp lý và mức độ rủi ro dối với các dịch vụ này.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 25/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thu, đổi tiền không đủ điều kiện lưu thông, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là các loại tiền giấy (tiền cotton và tiền polymer), tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định tại Thông tư này.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Đồng thời, tại Điều 12, 13 của Thông tư này thì chỉ có Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Kho bạc Nhà nước mới có chức năng thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của khách hàng, người dân.Cùng với đó, căn cứ khoản 2 Điều 3 và Điều 11 Quyết định số 40/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tiền mẫu, tiền lưu niệm thì tiền lưu niệm là đồng tiền tượng trưng không có giá trị làm phương tiện thanh toán, được phát hành cho mục đích sưu tập, lưu niệm.

Ngân hàng Nhà nước tổ chức bán tiền lưu niệm theo hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước theo quy định. Căn cứ mục đích, nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân và số lượng tiền mẫu, tiền lưu niệm hiện có, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng tiền mẫu, tiền lưu niệm bán cho các tổ chức, cá nhân.

Do đó, giả sử dịch vụ đổi tiền cũ, bán tiền lưu niệm xuất hiện trên mạng xã hội mà không phải do các cơ quan, tổ chức nêu trên thực hiện thì có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, về vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ.

Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần cá nhân vi phạm.

Từ vụ việc này, người dân cần cẩn trọng hơn với dịch vụ đổi tiền cũ, bán tiền lưu niệm đang diễn ra trên mạng vì không những vi phạm pháp luật mà còn gặp phải tình trạng bị bùng tiền cọc hoặc nhận về tiền giả.

Ngoài ra, với hành vi sử dụng, lưu hành tiền giả thì giả sử có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, bên cung cấp dịch vụ và/hoặc khách hàng, người dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả" theo Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy, trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Chế độ thai sản khi vợ chồng làm cùng cơ quan
Vợ chồng tôi làm cùng một cơ quan, đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trên 03 năm. Vậy, khi tôi nghỉ sinh con thì chồng của tôi có được hưởng tiền trợ cấp thai sản không? Bạn đọc T.H.B. hỏi.

Tin mới

Vingroup khởi công siêu đô thị ESG hàng đầu thế giới Vinhomes Green Paradise
Ngày 19/4/2025 – Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì đã lỡ mua, sử dụng các sản phẩm sữa và thuốc chữa bệnh này. Vậy, người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?