Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 01/10/2022 08:18 (GMT+7)

Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT sau năm 2025

Theo dõi GĐ&PL trên

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và từ năm 2025 trở đi vẫn được Bộ GD&ĐT xác định mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao chất lượng.

tm-img-alt

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là nội dung quan trọng trong nhiệm vụ năm học 2022-2023 liên quan tới quản lý chất lượng của Bộ GD&ĐT.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 sẽ giữ ổn định

Việc đầu tiên được Bộ GD&ĐT lưu ý tại văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học ở lĩnh vực này là việc chuẩn bị sớm các điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 ở tất cả các khâu.

Trong đó có việc xây dựng đề thi, phương án tổ chức kỳ thi đảm bảo an ninh, an toàn, dự phòng các rủi ro phát sinh, ứng phó với dịch bệnh, thiên tai.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 sẽ giữ ổn định. Tuy nhiên đây là năm cuối cùng trước khi chuyển sang một giai đoạn mới.

Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị phương án cho tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực để đảm bảo sự đồng bộ, nâng chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Định hướng này nhằm tiệm cận với lộ trình đổi mới kỳ thi sau năm 2025, áp dụng với đối tượng học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất.

Trong năm nay, Bộ GD&ĐT triển khai các điều kiện để thí điểm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học cấp THPT.

Từ năm 2025 trở đi mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và từ năm 2025 trở đi vẫn được Bộ GD&ĐT xác định mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao chất lượng. Để đạt mục tiêu này, thước đo của kỳ thi phải đánh giá trung thực, khách quan năng lực học sinh, có độ tin cậy và có tính phân hóa.

Bộ GD&ĐT sẽ đẩy mạnh hơn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo tổ chức thi.

Bên cạnh đó, bộ cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế, tiếp tục triển khai các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia và quốc tế.

Cùng chuyên mục

Điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, với 4 môn thi, gồm 2 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Việc Bộ Giáo dục và đào tạo công bố Đề thi tham khảo năm nay sớm hơn gần 5 tháng đã giúp nhà trường, giáo viên, học sinh Nghệ An chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.