Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 18/11/2022 20:11 (GMT+7)

Dịch sốt xuất huyết phức tạp, nhiều ca bệnh diễn biến nặng

Theo dõi GĐ&PL trên

Thông tin từ Sở Y tế Thừa Thiên - Huế, số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến ngày 17/11 trên địa bàn là 1.270 ca, tăng 9 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Dịch sốt xuất huyết phức tạp, nhiều ca bệnh diễn biến nặng

Trong 17 ngày của tháng 11/2022, các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh đều ghi nhận thêm trường hợp mắc sốt xuất huyết. Toàn tỉnh đã ghi nhận thêm 162 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 50 ca so với cùng kỳ tháng 10/2022. Hiện, 107 người mắc sốt xuất huyết chưa qua 14 ngày tại 56 xã, phường, thị trấn, trong đó nhiều nhất tại thành phố Huế và huyện Quảng Điền.

Tình hình dịch sốt xuất huyết và số ca mắc nhập viện đang gia tăng trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Riêng tại Bệnh viện Trung ương Huế, trung bình mỗi tuần tiếp nhận 30 - 40 bệnh nhân nhập viện.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, khoảng 3 - 4% số ca nhập viện do sốt xuất huyết tại đơn vị có diễn biến nặng, cần phải bù dịch cao phân tử, truyền hồng cầu, tiểu cầu mới cứu được. May mắn, đơn vị có đủ các chế phẩm máu và cao phân tử để cấp cứu cho bệnh nhân.

Đặc biệt, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế đang tiếp nhận, điều trị một trường hợp mắc sốt xuất huyết phức tạp do bệnh nhân có bệnh nền hội chứng thận hư, giảm albumin máu trầm trọng. Tuy nhiên, các bác sĩ tại đây nhận định có thể cứu được người bệnh.

Hiện nay, do đang vào các tháng cao điểm của dịch bệnh cùng điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi, phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế Trần Kiêm Hảo cho hay, cao điểm dịch sốt xuất huyết trên địa bàn năm nay bắt đầu từ tháng 6 và cao nhất vào tháng 7, sớm hơn so với các năm trước. Hiện nay, số ca mắc có xu hướng gia tăng trở lại vào tháng 11 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng vào tháng 12.

Trước tình hình đó, ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tích cực xử lý triệt để các ổ dịch trong vòng 48 giờ kể từ khi được xác định; tiến hành đánh giá chỉ số côn trùng, chỉ số muỗi trước, sau phun hóa chất diệt muỗi; lồng ghép hoạt động vệ sinh, diệt bọ gậy vào phong trào Ngày Chủ nhật xanh tại các địa phương; đồng thời, đảm bảo đầy đủ, sẵn sàng thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Phát hiện virus H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng.