Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 20/04/2024 06:50 (GMT+7)

Đến năm 2030 Bộ Y tế chỉ quản lý trực tiếp 30 bệnh viện

Theo dõi GĐ&PL trên

Việc sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước, tách quản lý nhà nước với quản lý đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.

Nhằm thực hiện "Đề án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2023-2030", sáng 19/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã buổi làm việc với Bộ Y tế và một số bộ, ngành, địa phương liên quan.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế dựa trên chủ trương nhất quán, có lộ trình, phù hợp với khả năng của địa phương nhằm tập trung xây dựng được những cơ sở y tế đầu ngành, chuyên khoa; đồng thời hỗ trợ cho các địa phương để nâng cao năng lực, cơ sở vật chất cơ sở y tế trên địa bàn.

Đến năm 2030 Bộ Y tế chỉ quản lý trực tiếp 30 bệnh viện
Ảnh minh họa.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, công tác sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế theo hướng giảm đầu mối quản lý trực tiếp, bảo đảm thực hiện đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và tình hình thực tiễn.

Việc sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước, tách quản lý nhà nước với quản lý đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công, Bộ Y tế tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia; bệnh viện chưa đạt tiêu chí bệnh viện đầu ngành nhưng thuộc một số lĩnh vực chuyên khoa ưu tiên, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đảm nhiệm nhiệm vụ bảo đảm an ninh y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong vùng kinh tế-xã hội trọng điểm.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ việc sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, cũng như các bộ, ngành nhằm tổ chức đầu tư, xây dựng các cơ sở y tế có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

"Công tác sắp xếp phải có lộ trình, đánh giá được hiệu quả, nhất là chất lượng hoạt động của cơ sở y tế phải được nâng lên. Vai trò của Bộ Y tế không chỉ thể hiện qua chức năng quản lý nhà nước mà còn ở việc tổ chức các bệnh viện đầu ngành về khám, chữa bệnh, nghiên cứu, đào tạo, thực hành, chỉ đạo tuyến…", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế rà soát, đánh giá, sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc theo tiêu chí hiện có; đồng thời quan tâm đầu tư những bệnh viện chuyên khoa sâu, hoạt động tại những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa… nhưng chưa đạt tiêu chí bệnh viện đầu ngành.

Bộ Y tế có trách nhiệm trao đổi, hỗ trợ các địa phương trong quá trình bàn giao và tiếp nhận các bệnh viện không đủ tiêu chí trực thuộc Bộ, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị, chuyên môn.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, sớm sơ kết, tổng kết, đánh giá, tham mưu phương án phù hợp trong sắp xếp bộ máy, tổ chức hệ thống y tế phù hợp với thực tiễn, yêu cầu đặt ra.

Dự kiến, đến năm 2030 Bộ Y tế tiếp tục quản lý trực tiếp 30 bệnh viện; bàn giao nguyên trạng Bệnh viện 74 Trung ương về UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý; tổ chức lại Bệnh viện 71 Trung ương (là bệnh viện chuyên khoa về lao và bệnh phổi có trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa) và Bệnh viện Điều dưỡng-Phục hồi chức năng Trung ương (là bệnh viện chuyên khoa về phục hồi chức năng, có trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa) trở thành bệnh viện thực hành thuộc Trường Đại học Y Hà Nội; tổ chức lại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam thành cơ sở 3 của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.