Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 05/07/2024 15:28 (GMT+7)

Đề xuất không cần nộp giấy ''xác nhận độc thân'' khi đăng ký kết hôn

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Tư pháp vừa qua đã có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Trong đó, Bộ này đề xuất bỏ quy định "Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam". 

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo Tờ trình, tại Nghị quyết 58/NQ-CP ngày 04/7/2017, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân, cụ thể gồm: (1) Bãi bỏ thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; (2) Bỏ quy định về xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (trường hợp cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn) tại thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài; (3) Bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Trích lục ghi chú ly hôn (đối với công dân Việt Nam) tại thủ tục Đăng ký kết hôn, Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.Thực thi nội dung này, tại dự thảo Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2015, Bộ Tư pháp đã thực hiện một số nội dung:

Thứ nhất, bỏ quy định về xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (trường hợp cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn) tại thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ trẻ trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch (CSDLHT), Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC).

Thứ hai, bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (hay nhiều người vẫn gọi là giấy xác nhận độc thân để được kết hôn), Trích lục ghi chú ly hôn (đối với công dân Việt Nam) tại thủ tục Đăng ký kết hôn, Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân từ CSDLHT, CSDLQGVDC của các bên yêu cầu đăng ký kết hôn.

Theo phương án này, đối với yêu cầu đăng ký kết hôn, cơ quan đăng ký hộ tịch tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của người yêu cầu đăng ký kết hôn trong CSDLHT, thông qua kết nối giữa CSDLHT điện tử, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với CSDLQGVDC. Trường hợp không tra cứu được tình trạng hôn nhân do chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu, thì cơ quan đăng ký hộ tịch đề nghị UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú thực hiện việc xác minh. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh, UBND cấp xã đã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và gửi kết quả cho UBND cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

Ngoài ra, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài mà trong các CSDL không thể hiện rõ thông tin về việc đã ghi chú ly hôn, hủy việc kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trước khi giải quyết việc đăng ký kết hôn.

Đáng chú ý, Bộ Tư pháp đề xuất bỏ quy định "Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam". Đề xuất này xuất phát từ yêu cầu của Chính phủ về bãi bỏ thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Nghị quyết 58 nêu trên. Bộ Tư pháp cho biết, qua tổng hợp ý kiếncủa một số cơ quan Trung ương và địa phương, đa số các ý kiến thống nhất không nên bỏ thủ tục này tại thời điểm hiện tại.

Theo Bộ Tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ngoài mục đích sử dụng để đăng ký kết hôn còn sử dụng vào các mục đích khác ở trong nước (thủ tục du học, vay vốn, lao động...) hoặc sử dụng để đăng ký kết hôn, làm các thủ tục có liên quan tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (bảo lãnh, xin cấp visa...). Trong khi, không phải tất cả cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đều có thẩm quyền khai thác thông tin tình trạng hôn nhân từ CSDLHT điện tử hoặc CSDLQGVDC; các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cũng không thể và không được quyền tra cứu thông tin tình trạng hôn nhân của người dân trong CSDLHT điện tử, CSDLQGVDC.

Bên cạnh đó, trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, thì việc tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân từ các CSDL ở thời điểm hiện tại không thực hiện được do các Cơ quan đại diện chưa sử dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp, nếu không có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Cơ quan đại diện sẽ không có căn cứ để giải quyết yêu cầu kết hôn cho công dân. Để tránh gây xáo trộn, đồng thời, vẫn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, dự thảo Nghị định được thiết kế theo hướng: Bỏ quy định nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thủ tục đăng ký kết hôn/đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, giữ nguyên quy định về cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để công dân sử dụng vào các mục đích khác hoặc sử dụng để đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

Cùng chuyên mục

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.

Tin mới