Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 24/04/2024 08:52 (GMT+7)

Đề xuất hai phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc

Theo dõi GĐ&PL trên

Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. 

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Cụ thể, diều 5 Dự thảo Nghị quyết về đặt cọc hướng dẫn tài sản đặt cọc theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, cụ thể như sau: Tài sản đặt cọc phải thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc. Trường hợp tài sản đặt cọc thuộc quyền sở hữu chung thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu chung còn lại. Việc xác định giá trị của tài sản đặt cọc là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác do các bên thỏa thuận tại thời điểm đặt cọc. Trường hợp các bên không thỏa thuận giá trị của tài sản đặt cọc tại thời điểm đặt cọc thì giá trị của tài sản đặt cọc được xác định tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

Điều 6 Dự thảo Nghị quyết về phạt cọc và không phạt cọc nêu rõ: Khoản 1, khoản 2 Điều 6 dự thảo Nghị quyết hướng dẫn "Phạt cọc" là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật, theo đó nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì ngoài việc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc còn phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền. Nếu các bên không thỏa thuận phạt cọc thì trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì nếu bên đặt cọc yêu cầu, bên nhận đặt cọc vẫn phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Hướng dẫn này làm rõ thế nào là phạt cọc (vì cụm từ phạt cọc chỉ được sử dụng tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP mà Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa dùng cụm từ này) và phạt cọc là luật định, các bên không có thỏa thuận mức phạt cọc khác với luật thì vẫn có quyền được nhận phạt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Dự thảo Nghị quyết đưa ra 02 phương án:

- Phương án 1: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể thỏa thuận mức tiền phạt cọc khác với mức "một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc" quy định tại khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo phương án này thì không giới hạn mức tiền phạt cọc mà các bên có thể thỏa thuận. Quy định như vậy đảm bảo thực hiện đúng khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 và khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Phương án 2: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có thể thỏa thuận mức tiền phạt cọc khác với mức "một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc" quy định tại khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng không vượt quá năm lần mức tiền đặt cọc. Trường hợp bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc thỏa thuận về mức phạt cọc vượt quá năm lần giá trị tài sản đặt cọc thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án chỉ chấp nhận phạt cọc bằng năm lần mức tiền đặt cọc.

Quy định theo phương án này nhằm mục đích hạn chế tình trạng nhiều trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt cọc rất cao (10 hoặc 20 lần giá trị tài sản đăt cọc) và tương ứng với quy định tại Điều 201 của Bộ luật Hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Trên cơ sở những vướng mắc của một số Tòa án địa phương đề nghị xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp đặt cọc, dự thảo Nghị quyết hướng dẫn việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trường hợp bên đặt cọc hoặc bên nhận đặt cọc chỉ yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở quy định tại điểm m khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trước đó, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình trong đó có hướng dẫn về đặt cọc. Từ đó đến nay, BLDS đã được sửa đổi, bổ sung hai lần, Điều 328 của BLDS 2015 không còn quy định việc đặt cọc phải thành lập văn bản. Quá trình thi hành quy định về đặt cọc của BLDS 2015 đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng thống nhất về điều kiện có hiệu lực của giao dịch, tài sản đặt cọc, thỏa thuận phạt cọc... Tuy nhiên, từ khi BLDS 2015 có hiệu lực đến nay, vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để hướng dẫn cụ thể các vấn đề tranh chấp về đặt cọc. Trong đó, qua tổng kết thi hành pháp luật về đặt cọc, một số Tòa án địa phương đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về đặt cọc.

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn mới về giấy khám sức khỏe đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Cấp lại giấy phép lái xe quá hạn có phải thi sát hạch lại?
Thời hạn của Giấy phép lái xe (GPLX) được ghi trên GPLX. Trước khi hết thời hạn sử dụng, người có GPLX phải thực hiện đi cấp đổi GPLX. Trường hợp quá hạn đổi sẽ xử lý theo quy định tại điểm a khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT ngày 31/3/2024 sửa đổi khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017.
Chủ sở hữu nhà đã chết thì đăng ký thường trú mới như thế nào?
Trong trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp của chủ sở hữu là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 18 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết thì chỉ cần lấy ý kiến đồng ý của một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Mua đất thuộc quy hoạch có được trả lại tiền?
Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (đất, nhà ở và tài sản khác nếu có) thuộc quy hoạch nhưng người nhận chuyển nhượng không biết thì có quyền trả lại đất và yêu cầu bên chuyển nhượng trả lại tiền.
Từ 2025 người chưa nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được cấp, đổi giấy phép lái xe
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2025 quy định, cơ quan chức năng sẽ không cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm giao thông chưa nộp phạt cũng như không thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện vi phạm chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.

Tin mới

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
Chi phí định cư Canada bao nhiêu tiền?
Chi phí định cư Canada là vấn đề cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt đầu cuộc sống mới tại quốc gia này. Thực tế, chi phí định cư Canada bao gồm rất nhiều khoản, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, quý vị khó có thể yên tâm trong hành trình an cư Canada. Bài viết dưới đây tổng hợp chi phí định cư Canada cần thiết để quý vị có thể chuẩn bị cho hành trình sắp tới.
Hướng dẫn mới về giấy khám sức khỏe đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.