Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 03/12/2022 10:40 (GMT+7)

Đề xuất 6 hành vi nghiêm cấm trong giải quyết thủ tục hành chính về lãnh sự

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là đề xuất tại dự thảo Thông tư về việc tổ chức giải quyết công tác lãnh sự vừa được Bộ Ngoại giao thông báo lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.

Dự thảo nêu rõ, những hành vi nghiêm cấm trong giải quyết thủ tục hành chính gồm:

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

- Các hành vi hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn, nhũng nhiễu; đưa, nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất kỳ hình thức nào từ tổ chức và cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, ngoài phí và lệ phí đã được công khai theo quy định; lợi dụng các quy định chưa hợp lý về thủ tục hành chính để trục lợi.

- Tiết lộ thông tin, hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân có được trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật cho phép; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

- Tự đặt thêm thủ tục hoặc yêu cầu, điều kiện, các loại giấy tờ ngoài quy định.

- Kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định của pháp luật.

- Có các hành vi giao tiếp, ứng xử không đúng với Quy chế văn hóa công sở.

- Trả lại hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện mà không nêu rõ lý do.

Theo dự thảo, nguyên tắc tiếp nhận hồ sơ lãnh sự là hồ sơ phải được tiếp nhận tại trụ sở cơ quan, trừ trường hợp pháp luật cho phép tiếp nhận ngoài trụ sở. 

Đối với những thủ tục lãnh sự mà người đề nghị có thể nộp hồ sơ thông qua người được ủy quyền, cơ quan được ủy quyền, qua đường bưu chính hoặc trực tuyến thì Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan đại diện tiếp nhận hồ sơ theo quy định của thủ tục đó.

Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh và Người đứng đầu Cơ quan đại diện căn cứ vào tình hình cụ thể ở đơn vị, địa bàn mình quy định bằng văn bản việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ lãnh sự thông qua uỷ quyền hoặc qua đường bưu chính, trực tuyến trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Cục Lãnh sự.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ; nêu rõ lý do đối với trường hợp không đủ điều kiện để tiếp nhận giải quyết; hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đúng quy định.

Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh và Cơ quan đại diện có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở (khu vực tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính) và trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình: Các quy định hiện hành về thủ tục cấp giấy tờ lãnh sự, phí và lệ phí, lịch tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lãnh sự; số điện thoại, địa chỉ email liên hệ; bố trí hòm thư góp ý tại khu vực tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính.

Cùng chuyên mục

TRỰC TIẾP: Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc điếu văn, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới".

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.