Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 22/03/2021 10:45 (GMT+7)

Đà Nẵng từng dạy thí điểm Tiếng Hàn và Tiếng Đức, vì sao học sinh không mấy mặn mà?

Theo dõi GĐ&PL trên

Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) nhận thấy, sau 5 năm thực hiện đề án, nhu cầu học tập tiếng Hàn của học sinh rất hạn chế. Một số học sinh xin ra khỏi lớp do áp lực, khó khăn trong quá trình học tập và đầu ra không bảo đảm chất lượng.

 Vì sao học sinh không mấy mặn mà?

Theo Giáo dục & Thời đại, năm học 2015-2016, Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật và Trường THCS Trần Quý Cáp (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) được chọn triển khai Dự án giảng dạy tiếng Đức của Ủy ban giáo dục phổ thông Cộng hòa Liên bang Đức tại nước ngoài (ZfA). Theo đó, mỗi trường sẽ tuyển sinh một lớp với 30 HS, dạy 4 tiết/tuần.

Thầy Ngô Xe – Hiệu trưởng trường THCS Trần Quý Cáp cho biết: “Năm đầu tiên, chương trình học có nhiều lợi ích khác biệt so với các lớp tuyển sinh đại trà nên phụ huynh đăng ký nhiều. Chỉ tuyển 30 HS nhưng hồ sơ nộp vào lên đến vài trăm, trường phải tổ chức xét duyệt. Nhưng rồi về sau, số HS xin ra khỏi lớp tiếng Đức ngày càng nhiều".

Hiện nhà trường chỉ còn duy trì dạy tiếng Đức cho HS lớp 9 và lớp 8 với sĩ số lần lượt là 12 và 17 em/lớp. 

Đà Nẵng từng dạy thí điểm Tiếng Hàn và Tiếng Đức, vì sao học sinh không mấy mặn mà?
Nhiều học sinh gặp áp lực khi theo học tiếng Đức, tiếng Hàn. Ảnh minh họa.

Cô Huỳnh Thị Kim Anh – Hiệu trường trường THCS Nguyễn Thiện Thuật thông tin, gần như năm học nào nhà trường cũng phải giải quyết đơn xin chuyển thôi không học tiếng Đức để chuyển sang chương trình bình thường. Đến nay, trường còn 13 em theo học tiếng Đức ở lớp 9, lớp 18 còn 19 HS. 31 HS tiếng Đức đầu tiên được tuyển thẳng vào Trường THPT Hòa Vang vào năm học 2019 – 2021 hiện cũng đã chuyển sang học chương trình thường vì lực học không theo nổi.

Theo thông tin trên báo điện tử Đà Nẵng, Phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ nhận thấy, sau 5 năm thực hiện đề án, nhu cầu học tập tiếng Hàn của học sinh rất hạn chế. Một số học sinh xin ra khỏi lớp do áp lực, khó khăn trong quá trình học tập và đầu ra không bảo đảm chất lượng. 

Năm học 2020-2021, theo biên bản ghi nhận, học sinh lớp 5 học lớp tiếng Hàn tại trường Tiểu học Hoàng Dư Khương tiếp tục đăng ký học tiếng Hàn lớp 6 tại Trường THCS Nguyễn Văn Linh chỉ có 8/40 em. Thế nhưng, thực tế vào đầu năm học không có học sinh nào tham gia. Vì vậy, Trường Tiểu học Hoàng Dư Khương và THCS Nguyễn Văn Linh đã ngừng tuyển sinh lớp 5 và lớp 6.

Trong khi đó, đối với tiếng Đức, ông Phạm Hồng Thái, Trưởng phòng GD&ĐT quận Cẩm Lệ cho biết, tại kỳ thi chứng chỉ tiếng Đức dành cho học sinh phổ thông (DSD) năm 2019, không có học sinh nào đạt kết quả. Điều đó dẫn đến việc Ủy ban ZfA sẽ ngừng dự án đơn phương vào năm học 2021-2022 theo nội dung cam kết; đồng thời không tiếp tục tuyển sinh trong năm học 2020-2021 và dừng việc giảng dạy đối với học sinh lớp 7 năm học 2020-2021. 

Theo ông Phạm Hồng Thái, chương trình các lớp tiếng Đức đều được kiểm định theo chuẩn quốc tế nên yêu cầu về kiến thức, kỹ năng rất cao, học sinh đa số không đáp ứng được (lớp 8, 9) nên các em xin ra khỏi lớp tiếng Đức ngày càng nhiều.

'Sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và điều kiện'

Theo báo Thanh Niên, Bộ GD-ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh chọn theo nhu cầu. Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa VN với Hàn Quốc, Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông VN.

Bộ GD-ĐT khẳng định: “Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT sẽ giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học”.

Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa 2 môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...