Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 30/11/2023 07:10 (GMT+7)

Cúm A đang vào mùa, dấu hiệu cảnh báo mọi người cần đi khám ngay

Theo dõi GĐ&PL trên

Nếu không điều trị kịp thời, cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nặng như tổn thương phổi, suy hô hấp phải thở máy…

Từ đầu tháng 11-2023 đến nay, số lượng bệnh nhân mắc cúm điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) gia tăng hơn so với những tháng trước đó.

Chỉ tính riêng 2 tuần của tháng 11-2023, khoa Nội tổng quát - Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận khoảng 40 trẻ bị cúm. Trong đó, cúm A có tỷ lệ mắc cao nhất. Lứa tuổi mắc cúm phải nhập viện điều trị nội trú đa phần là trẻ dưới 5 tuổi, hoặc các trẻ lớn hơn có bệnh nền.

Cúm A đang vào mùa, dấu hiệu cảnh báo mọi người cần đi khám ngay - 1
Bệnh nhi nằm viện điều trị cúm A.

Tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Trưởng khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng có xu hướng gia tăng. Điều đáng nói, nếu không điều trị kịp thời, cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nặng như tổn thương phổi, suy hô hấp phải thở máy; thậm chí là viêm não, viêm cơ tim, tổn thương các cơ quan khác...

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, biểu hiện của bệnh cúm đối với trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi rút cúm (thời gian ủ bệnh), các biểu hiện ban đầu có thể là: sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi… Sau đó là ngạt mũi, ho và chảy nước mũi.

Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên.

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần.

Thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt tại nhà (chỉ dùng thuốc paracetamol). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế.

PGS Dũng khuyến cáo khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Cha mẹ lưu ý vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, khi trẻ nằm viện nên hạn chế các tiếp xúc không cần thiết như quá nhiều người thăm nom, mang mầm bệnh khác đến cho trẻ và mang vi rút cúm ra cộng đồng.

Ngoài ra, trong thời điểm này, mọi người cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm hằng năm cũng là một trong những biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả. Do đó, người dân cần tiêm vắc-xin hai tuần đến một tháng trước thời điểm dịch cúm diễn ra, vào tháng 3, 4, 9 và 10 trong năm.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).