Ca COVID-19 ở nước ta liên tục tăng, đã có ngày lên đến 2 nghìn ca, trong khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, khó dự báo, nhất là về mức độ nguy hiểm.
Trước tình hình gia tăng trở lại của số ca mắc, số ca nhập viện, chuyển nặng do COVID-19, Cục Y tế dự phòng đề nghị tăng cường giám sát ca nặng, các biến chủng mới nguy hiểm.
Bộ Y tế cho biết ngày 29/7 có 1.803 ca COVID-19; Đây là ngày có số F0 cao nhất trong 75 ngày qua; Trong ngày có hơn 9 nghìn F0 khỏi và 1 trường hợp tử vong ở Quảng Ninh.
Theo một nghiên cứu mới tại Anh, 2 dấu hiệu dưới đây rất thường gặp ở những người nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm cả những người đã tiêm vaccine COVID-19.
Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 210/TB-VPCP về kết luận của PTT Vũ Đức Đam về tình hình xử lý vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động mắc Covid-19 và phụ cấp cho cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản, 3 loại thuốc kháng virus mà nước này đã phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có hiệu quả cao trong việc chống lại biến thể phụ BA.5 của Omicron.
Bộ Y tế cho biết, ngày 20/7 số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục gia tăng so với hôm qua với số mắc là 1.161 ca; Trong ngày số khỏi bệnh gấp gần 9 lần số mắc mới.
Bộ Y tế cho biết, ngày 18/7 có 840 ca COVID-19 mới, tăng gần 100 ca so với hôm qua; Số khỏi bệnh nhiều gấp 5 lần số mắc mới, Cả nước chỉ còn 29 bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở oxy.
Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.
Tại Việt Nam, số ca COVID-19 mới những ngày gần đây có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong ngày 13/7 đã vượt mốc 1.000 ca. Đây là con số cao nhất trong 40 ngày qua.
Hiện cả nước chỉ còn 17 bệnh nhân COVID-19 phải thở oxy. Đến nay 98,5% xã, phường được xếp nhóm vùng xanh và vùng vàng; 1,5% còn lại thuộc vùng cam và đỏ.
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em. Hướng dẫn này áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Tỷ lệ người dân tiêm mũi 4 và tiêm mũi 2 của trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi còn thấp (tỷ lệ tương ứng là 21, 69% và 33,2%), do đó Hà Nội đang đưa ra các giải pháp cụ thể để tăng cường tiêm chủng cho các đối tượng này.
Một số khác biệt về triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.4, BA.5 đã xuất hiện từ những dữ liệu sơ bộ. Điểm nổi bật nhất đó chính là người bệnh ít khi bị mất mùi, vị như các biến chủng trước đó.