Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 27/07/2022 10:09 (GMT+7)

Sáng 27/7: Ca COVID-19 mới và ca nặng điều trị đều tăng

Theo dõi GĐ&PL trên

Số ca COVID-19 mới những ngày gần đây gia tăng, có ngày đã vượt 1.400 ca và cao nhất trong gần 2,5 tháng qua; Ca COVID-19 nặng cũng đang gia tăng.

Bộ Y tế cho biết ngày 26/7 có 1.460 ca COVID-19 mới tăng thêm 564 ca so với ngày 25/7; Đây là số ca cao nhất trong khoảng 70 ngày qua; Trong ngày không có F0 tử vong, hơn 7 nghìn ca khỏi.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.770.304 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.651 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã là khỏi: 9.874.075 ca; Trong số bệnh nhân đang theo dõi và điều trị có 46 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 40 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 1 ca (Con số bệnh nhân nặng đang điều trị này tăng gần gấp đôi so với ngày trước đó).

tm-img-alt
Ảnh: Internet

Thống kê cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế cho biết dù số ca mắc COVID-19 mới có tăng trong tuần vừa qua, nhưng hiện cơ bản gần cả nước đã là vùng xanh.

Cụ thể, trong số trên 10.600 xã phường toàn quốc đánh giá cấp độ dịch thì đã có đến 90,7% xã phường là vùng xanh, 7,8% xã, phường là vùng vàng; số xã vùng cam, đỏ hiện chỉ chiếm 1,5%.

Đáng chú ý, hiện toàn quốc có tới 51 tỉnh thành có 100% xã phường thuộc vùng xanh (nguy cơ dịch thấp); tăng 9 tỉnh thành so với cách đây 10 ngày.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều quốc gia và số ca COVID-19 tại nước ta gia tăng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch.

Đồng thời tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác" với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 để tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.