Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 18/06/2022 11:29 (GMT+7)

Công an TP. Hà Nội phổ biến cách nhận diện các thiết bị, nhận biết các dấu hiệu gian lận trong kỳ thi

Theo dõi GĐ&PL trên

Thượng tá Nguyễn Quốc Hùng lưu ý ngoài việc nhắc nhở, kiểm tra kỹ các vật dụng thí sinh đem vào phòng thi, cán bộ coi thi cần tập chú ý bao quát các biểu hiện của thí sinh ngay từ khi phát đề và trong suốt quá trình làm bài thi.

Hôm nay, gần 107.000 học sinh Thủ đô sẽ bắt đầu dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2022-2023. Thí sinh sẽ dự thi ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, thí sinh dự thi vào các trường chuyên sẽ thi thêm môn chuyên. Sáng nay (18/6), các thí sinh sẽ dự thi môn đầu tiên là môn Ngữ văn, theo hình thức thi tự luận, trong thời gian 120 phút, bắt đầu từ 8 giờ.

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn công tác coi thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố sẽ diễn ra vào ngày 18 và 19/6, với gần 107.000 thí sinh đăng ký dự thi. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thành lập 203 điểm thi với 4.550 phòng thi, chưa kể số điểm thi dự phòng để ứng phó với dịch Covid-19 và các tình huống phát sinh khác.

Với tính cạnh tranh cao và quyết tâm tổ chức kỳ thi nghiêm túc, công bằng, toàn ngành Giáo dục Thủ đô đã xây dựng phương án bảo đảm an toàn, chủ động phòng ngừa các hành vi gian lận trong thi cử. Tại hội nghị, đại diện Công an TP. Hà Nội đã phổ biến cách nhận diện các thiết bị, nhận biết các dấu hiệu gian lận trong kỳ thi.

Theo Thượng tá Nguyễn Quốc Hùng, Phó Trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03), Công an TP. Hà Nội, lực lượng Công an thành phố tiếp tục phát hiện một số đối tượng rao bán thiết bị sử dụng để gian lận trong các kỳ thi. Việc đấu tranh, phát hiện và ngăn chặn hiện tượng này vẫn đang được Công an TP. Hà Nội triển khai tích cực.

Thượng tá Nguyễn Quốc Hùng lưu ý ngoài việc nhắc nhở, kiểm tra kỹ các vật dụng thí sinh đem vào phòng thi, cán bộ coi thi cần tập chú ý bao quát các biểu hiện của thí sinh ngay từ khi phát đề và trong suốt quá trình làm bài thi.

Có trường hợp đề thi được thí sinh chụp và gửi ra ngoài ngay từ khi phát bởi lúc này cán bộ coi thi còn đang tập trung phát đề cho các thí sinh khác.

Để đảm bảo an ninh, an toàn trong thời gian diễn ra kỳ thi, đại diện Công an TP. Hà Nội cũng lưu ý các điểm thi chủ động xây dựng phương án xử lý, phòng ngừa các vấn đề bất thường khác như mưa to có thể gây ngập úng; cắt cử thêm lực lượng trực tại các đoạn tường bao quanh điểm thi có tiếp giáp nhà dân; bảo đảm an toàn đường điện tại điểm thi….

Liên quan đến công tác phòng, chống gian lận trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023, các điểm thi phải bố trí địa điểm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25m để bảo quản vật dụng, tư trang cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng bị cấm mang vào phòng thi nhằm tăng cường bảo đảm an toàn cho kỳ thi, hạn chế nguy cơ gian lận bằng thiết bị hiện đại.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương gợi ý, các điểm thi nên chuẩn bị cho mỗi phòng thi một thùng giấy carton, trên thùng ghi rõ số phòng thi để thí sinh bỏ tư trang vào. Sau đó, thùng này sẽ được niêm phong và mang ra nơi điểm thi đã bố trí cách xa phòng thi tối thiểu 25m theo quy định.

Trước một số ý kiến về việc thí sinh có phải đeo khẩu trang trong phòng thi hay không, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng và Khoa học công nghệ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Hoàng Hữu Trung cho biết theo quy định của liên ngành Y tế - Giáo dục, thí sinh phải đeo khẩu trang từ nhà đến điểm thi, từ điểm thi về nhà và nơi tập trung.

Khi được gọi vào phòng thi, thí sinh phải gỡ khẩu trang để cán bộ coi thi kiểm tra, nhận diện, sau đó đeo khẩu trang vào phòng thi và trong suốt thời gian làm bài thi. Để đề phòng thí sinh có thể gắn thiết bị vào khẩu trang, cán bộ coi thi cần lưu ý kỹ khâu này, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, yêu cầu thí sinh thay khẩu trang mới do điểm thi chuẩn bị.

Cùng chuyên mục

Điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, với 4 môn thi, gồm 2 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Việc Bộ Giáo dục và đào tạo công bố Đề thi tham khảo năm nay sớm hơn gần 5 tháng đã giúp nhà trường, giáo viên, học sinh Nghệ An chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.