Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 02/06/2022 16:55 (GMT+7)

Có thói quen này trước khi ngủ, bé 9 tháng tuổi sặc sữa, ngưng thở phải nhập viện nguy kịch

Theo dõi GĐ&PL trên

Có thói quen này trước khi ngủ, bé trai P.T.K, 9 tháng tuổi nhập viện tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng tím tái, ngưng thở sau sặc sữa.

Thông tin từ Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi, cho biết cháu K. được gia đình đưa đi gửi trẻ. Tại đây, cháu sau khi được cho uống sữa như thường ngày. Khi cháu uống sữa xong và đặt xuống giường thì có ho và mặt tím tái. Cháu được giáo viên đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu.

Có thói quen này trước khi ngủ, bé 9 tháng tuổi sặc sữa, ngưng thở phải nhập viện nguy kịch Ảnh 1
Bác sĩ kiểm tra sức khoẻ cho bệnh nhi. (Ảnh: Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi).

Theo mẹ của cháu K., chị P.T.H., ở xã Tịnh an cho biết: “Do nhà không có người trông nên gửi trẻ sớm, cháu hay có thói quen ăn xong, trước khi đi ngủ phải bú bình sữa. Cháu vẫn sinh hoạt như vậy đến nay thì bị sặc sữa”.

Theo Bác sĩ Hồ Kim Đức, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bênh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng vô cùng nguy kịch, tím tái, ngưng thở sau sặc sữa.

Lúc này sữa đã trào đường thở, sữa vào phổi gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Bác sĩ cho biết, trường hợp của bệnh nhi nếu chậm tích tắc nữa có thể sẽ tử vong.

Tại bệnh viện các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu tích cực và bệnh nhi đã qua được cơn nguy kịch. Tuy nhiên, bệnh nhi phải điều trị lâu dài vì phổi bị viêm nặng sau khi sặc sữa.

Bác sĩ Đức khuyến cáo, khi trẻ đang bú hoặc sau bú đột ngột ho mạnh, ọc sữa qua mũi, miệng, sặc sụa, tím tái, khóc thét lên, cơ thể có thể mềm nhũn hoặc co cứng cần nghĩ ngay là trẻ bị sặc sữa.

Để trách sặc sữa ở trẻ, người chăm sóc trẻ cần chú ý, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú, khiến trẻ cười dễ sặc.

Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, phải cho trẻ bú từ từ, không vội vàng, nhất là trẻ còn yếu, sinh non tháng. Khi trẻ ho hoặc khóc phải ngừng cho trẻ bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng.

Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình, cần chú ý bình bú phù hợp với trẻ. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ. Khi dùng thìa bón sữa vào miệng trẻ, nên đổ từ từ, trẻ nuốt hết mới bón thìa khác.

Đặc biệt, sau khi trẻ bú no, không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà nên bồng trẻ lên, tránh tình trạng sặc sữa, trào ngược sau khi bú.

Cùng chuyên mục

33 học sinh nhập viện sau bữa ăn trưa
Sau bữa ăn trưa 27/3, nhiều học sinh của Trường Tiểu học Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) phải nhập viện do có biểu hiện buồn nôn, đau bụng.
Nhiều bệnh nhân lao phát hiện muộn
Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng, chống lao.
Hà Nam: Chủ động phòng, chống bệnh Sởi/Rubella
Tại tỉnh Hà Nam, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi/rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.
Sửa bình nóng lạnh, suýt mất ngón tay do bị điện giật
Bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa và bỏng nước sôi gây ra các tổn thương trên da từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài. Bỏng do dòng điện có thể gây ra các tổn thương bệnh lý toàn thân hoặc tại chỗ như ngừng hô hấp, ngừng tim, hoặc tàn phế.

Tin mới

Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?