Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 22/04/2024 06:11 (GMT+7)

Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?

Theo dõi GĐ&PL trên

Kê biên tài sản là một trong những hoạt động của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đối với tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng bị hạn chế một số đặc quyền hoặc giao dịch vì đang phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên thi hành án hay không?

Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Ảnh minh họa.

Thế chấp tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, khoản 8 Điều 320, Bộ luật Dân sự quy định khi thế chấp tài sản không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5, Điều 321 của Bộ luật này. Cụ thể, khoản 4 và khoản 5, Điều 321, Bộ luật Dân sự nêu rõ, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được:

- Bán, trao đổi, tặng cho nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của Luật.

- Cho thuê, cho mượn nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn và bên nhận thế chấp.

Đồng thời, Điều 90, Luật Thi hành án dân sự quy định trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Như vậy, có thể thấy rằng, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có thể được sử dụng để kê biên, thi hành án nếu người bị thi hành án không có tài sản khác hoặc tài sản của người này không đủ để thi hành án và giá trị của tài sản thế chấp lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, khi thi hành án tài sản đang thế chấp tại ngân hàng thì ngân hàng phải được Chấp hành viên thông báo ngay về việc kê biên, xử lý thi hành án.

Khi đó, ngân hàng sẽ được ưu tiên thanh toán theo khoản 20, Điều 1, Luật sửa đổi Luật Thi Hành án dân sự năm 2014, nếu ngân hàng không phải là người được thi hành án thì ngân hàng sẽ được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản khác. Cụ thể, khi bán tài sản hoặc xử lý tài sản đang thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền nhận được phải được ưu tiên thanh toán cho ngân hàng sau khi trừ đi án phí của bản án hoặc quyết định đó cùng với chi phí cưỡng chế…

Có thể thấy rằng, trường hợp kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng là khá phổ biến. Tuy nhiên, tài sản đang bị cầm cố, thế chấp có những đặc thù riêng, không giống với những tài sản thông thường khác, quá trình xử lý tài sản cũng sẽ có những điểm khác biệt nhưng pháp luật chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là hướng xử lý trong những trường hợp người nhận cầm cố, thế chấp không đồng thuận phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp, dẫn đến các cơ quan thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn khi áp dụng pháp luật.

Cùng chuyên mục

Những điểm mới của Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024
Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Theo Điều 2 Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở 2023, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Có phải ký lại hợp đồng lao động khi tăng lương?
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có giải đáp phản ánh của người lao động gửi đến về việc tiền lương là nội dung bắt buộc cần được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động. Cụ thể, khi người lao động được tăng lương, thì người sử dụng lao động cần phải sửa đổi hợp đồng lao động, hay ký bản hợp đồng mới hay không?
Hướng dẫn cách làm thẻ căn cước online cho trẻ em dưới 6 tuổi
Theo quy định tại Luật Căn cước 2023, trẻ em dưới 6 tuổi không bắt buộc làm thẻ căn cước mà chỉ thực hiện khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) để làm thẻ căn cước online cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.