Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 29/04/2021 06:42 (GMT+7)

Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT chuẩn bị sẵn sàng phương án dạy trực tuyến

Theo dõi GĐ&PL trên

Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công điện gửi các Sở, ban ngành tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, trong đó yêu cầu Sở GD-ĐT chuẩn bị phương án sẵn sàng dạy trực tuyến khi cần thiết.

Đối với ngành giáo dục, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với ngành Y tế chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, phòng dịch tại các trường học, chuẩn bị phương án dạy học trực tuyến khi cần thiết để đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và thành phố.

Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT chuẩn bị sẵn sàng phương án dạy trực tuyến Ảnh 1
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT chuẩn bị phương án sẵn sàng dạy trực tuyến khi cần thiết. Ảnh minh họa

Theo nội dung công điện, tình hình dịch bệnh COVID-19 tuy đã được kiểm soát tốt song nguy cơ bùng phát trở lại luôn thường trực, nhất là từ nguồn nhập cảnh, nhập cảnh trái phép. Đã có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. 

Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, gắn trách nhiệm người đứng đầu với việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra.

Thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ, đảm bảo công tác phòng, chống dịch phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Giám đốc các Sở, ban, ngành chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về việc phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; báo cáo cấp ủy cùng cấp để thống nhất chỉ đạo.

Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã giám sát việc thực hiện nghiêm các biện pháp: Khai báo y tế bằng mã QR Code, ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; phòng, chống dịch trong phạm vi và trên địa bàn quản lý, nhất là tại các cơ sở y tế, trường học, cơ sở du lịch, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, sân bay, bến xe...

Trước đó, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các nhà trường tăng cường các giải pháp phòng chống dịch, trong đó nhắc nhở tất cả học sinh đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Thực hiện các biện pháp như: trang bị thêm nước sát khuẩn, vệ sinh, khử khuẩn trường học thường xuyên.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.