Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/02/2023 21:52 (GMT+7)

Chi tiết mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 cần biết

Theo dõi GĐ&PL trên

Các mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện hay bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở, nên sẽ có nhiều thay đổi khi tăng lương

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Các mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;

đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

e) Mức đóng BHYT của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Khi cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì được xem là tham gia theo đối tượng hộ gia đình theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Lúc này mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Một điểm lưu ý là việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Cùng với đó, mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở. Do năm 2023, lương cơ sở sẽ tăng từ 1,490 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP) lên 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15) nên việc tính mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 sẽ có sự thay đổi như sau:

Chi tiết mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 rất cần biết - Ảnh 2.
Chi tiết các mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023.

Cùng chuyên mục

Những điểm mới của Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024
Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Theo Điều 2 Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở 2023, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Có phải ký lại hợp đồng lao động khi tăng lương?
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có giải đáp phản ánh của người lao động gửi đến về việc tiền lương là nội dung bắt buộc cần được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động. Cụ thể, khi người lao động được tăng lương, thì người sử dụng lao động cần phải sửa đổi hợp đồng lao động, hay ký bản hợp đồng mới hay không?
Hướng dẫn cách làm thẻ căn cước online cho trẻ em dưới 6 tuổi
Theo quy định tại Luật Căn cước 2023, trẻ em dưới 6 tuổi không bắt buộc làm thẻ căn cước mà chỉ thực hiện khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) để làm thẻ căn cước online cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.