Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 30/03/2024 06:00 (GMT+7)

Chỉ tích hợp ADN vào thẻ Căn cước nếu người dân có nhu cầu

Theo dõi GĐ&PL trên

Người dân không bắt buộc phải cung cấp ADN, giọng nói khi đi làm thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024. Chỉ khi có nhu cầu đồng ý lấy thì cơ quan Công an mới tiến hành giám định.

Chỉ tích hợp ADN vào thẻ Căn cước nếu người dân có nhu cầu
Ảnh minh hoạ.

Về vấn đề tích hợp mống mắt và ADN vào thẻ căn cước, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết, để triển khai Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý, trong đó có liên quan đến xây dựng Nghị định và Thông tư, mẫu thẻ Căn cước.

Về thông tin người dân đến làm cấp mới, cấp đổi thẻ Căn cước theo quy định của luật mới thì cơ quan chức năng sẽ thu thông tin về sinh trắc học liên quan đến ảnh, khuôn mặt, vân tay và mống mắt. Đối với AND và giọng nói thì cơ quan chức năng sẽ thu nhận qua các dữ liệu của cơ quan quản lý. Ví dụ như: Cơ quan tố tụng tiến hành các biện pháp tố tụng, liên quan đến giám định AND, giọng nói. Cơ quan xử lý hành chính đối với các đối tượng có liên quan thì sẽ thu nhận qua quá trình đến làm việc.

Hoặc nếu người dân có nhu cầu đồng ý lấy kết quả thông tin về sinh trắc học thì cơ quan Công an mới tiến hành giám định AND đưa vào thông tin của công dân. Đối với người dân đang sử dụng thẻ Căn cước công dân thì vẫn tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn sẽ đổi sang mẫu mới. Ai có nhu cầu muốn đổi sang thẻ Căn cước mới thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành đổi theo nhu cầu của người dân.

Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi:

- Người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

- Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì phải chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh.

Như vậy, người dân không bắt buộc phải cung cấp ADN, giọng nói khi đi làm thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024. Chỉ khi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà cần có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành thu thập và chuyển cho cơ quan quản lý Căn cước cập nhật. Đối với thông tin về mống mắt, người dân sẽ được thu thập ngay khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước tại cơ quan Công an, bên cạnh việc chụp ảnh chân dung, lấy dấu vân tay.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.