Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 09/09/2023 06:30 (GMT+7)

Chênh lệch lớn giữa tỉ lệ trúng tuyển và tỉ lệ nhập học

Theo dõi GĐ&PL trên

Số liệu Bộ GD&ĐT công bố cho thấy có sự mâu thuẫn giữa 2 con số thí sinh trúng tuyển và thí sinh nhập học. Trong khi tỉ lệ thí sinh trúng tuyển lên tới 92,7% nhưng thực tế không ít trường đại học chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu.

tm-img-alt

Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2023, cả nước có 1.002.100 thí sinh tốt nghiệp THPT. Trong số này, 660.258 thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH (chiếm 65,9% số dự thi).

So với 2022, năm nay dù số thí sinh thi tốt nghiệp THPT giảm, nhưng số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH vẫn tăng 4,56%.

Chỉ riêng đợt 1, tỉ lệ trúng tuyển đại học (ĐH) lên tới 92,7% (tương đương khoảng 610.000 thí sinh).

Trong đó có 49,1% thí sinh đã trúng tuyển ở nguyện vọng 1. Số thí sinh trúng tuyển ở 3 nguyện vọng đầu tiên chiếm 74,9%; số thí sinh đăng ký xét tuyển và trúng tuyển ở 5 nguyện vọng đầu tiên là 85,1%.

Như vậy, nhìn vào số liệu trên có thể thấy, gần như thí sinh cứ đăng ký xét tuyển là trúng tuyển. Trung bình mỗi thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,74 nguyện vọng.

Tuy nhiên, thí sinh trúng tuyển không đồng nghĩa với số thí sinh theo học ĐH. Theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố, năm 2022 chỉ có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học (tính trên tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp cùng năm, tỉ lệ nhập học ở mức 49,2%). Con số nhập học năm 2023 dự kiến tương tự như trên.

Năm 2021, kết quả xét tuyển sau lọc ảo và nhập học đợt 1 bằng kết quả thi THPT cho thấy, mặc dù tỉ lệ trúng tuyển rất cao so với chỉ tiêu, nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp. Cụ thể, có 390.182 thí sinh trúng tuyển (vượt 26,98% so với chỉ tiêu), nhưng chỉ 60,45% trong số đó nhập học (235.873 thí sinh).

Như vậy, theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố cho thấy có sự mâu thuẫn giữa 2 con số thí sinh trúng tuyển và thí sinh nhập học.

Trong khi tỉ lệ thí sinh trúng tuyển lên tới 92,7% thì thực tế không ít trường ĐH chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu. Như vậy, có một tỉ lệ đáng kể thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học.

Có nhiều lý do khiến thí sinh không chọn đăng ký vào ĐH hay từ chối xác nhận nhập học, như: Thay đổi mục tiêu tương lai, du học, học nghề, xuất khẩu lao động, đi làm ngay hay muốn nhập học vào trường khác bằng nguyện vọng bổ sung... Trong đó đáng chú ý là nhóm lý do liên quan đến yếu tố tài chính.

Từ chối vào đại học để tìm một cách học tập khác tiết kiệm chi phí hơn, hay vào đời sớm để có thu nhập… đang là thực tế của nhiều học sinh khó khăn.

Ngày 8/9, là hạn cuối thí sinh trúng tuyển ĐH cần hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống tuyển sinh chung.

Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.

Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.

Cùng chuyên mục

Tuyển sinh Đại học 2025: Tiếp tục đổi mới để tạo thuận lợi cho thí sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, dự kiến có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2025. Trong đó, tháo gỡ những bất cập tuyển sinh. Để làm rõ thêm nội dung này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã có trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Ngành Sư phạm và Y dược dự kiến nâng tiêu chuẩn đầu vào ra sao?
Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.

Tin mới

“Đột kích” Vincom săn deal khủng, rinh quà đỉnh dịp Black Friday
Ngày hội mua sắm Black Friday đang bước vào cao điểm. Đây chính là cơ hội vàng để các tín đồ mua sắm thỏa sức săn deal “đỉnh nóc kịch trần” với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ hơn 2.800 gian hàng trên khắp 88 trung tâm thương mại (TTTM) Vincom, đặc biệt là trong các ngày từ 29/11 - 1/12.
Thực hư về tin đồn “Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu lừa đảo?"
Tin đồn "Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu lừa đảo?" là mối quan tâm của nhiều người khi cân nhắc lựa chọn cơ sở này để thăm khám và điều trị bệnh. Những tin đồn về chất lượng dịch vụ hoặc sự uy tín của Hoàn Cầu khiến không ít bệnh nhân lo ngại. Để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn, hãy cùng xem qua các thông tin và phân tích chi tiết về phòng khám này.