Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 03/06/2024 07:34 (GMT+7)

Chàng trai Cần Thơ sở hữu chú gà đột biến độc lạ, ai trả 1 tỷ cũng không bán

Theo dõi GĐ&PL trên

"Có người trả giá cao để mua, trở thành chủ sở hữu của chú gà nhưng con trai tôi quyết không bán", người đàn ông chăm sóc chú gà đột biến cho hay.

Gần đây, người Việt rộ lên trào lưu nuôi vịt bầu, chuột dừa, gà làm thú cưng khiến không ít người ngỡ ngàng. Thậm chí họ chẳng tin là thật bởi giống loài đó không mấy sạch sẽ, cách chăm sóc phức tạp... Tuy nhiên người trong cuộc lại có cái nhìn khác.

Chú Vinh (Thốt Nốt, Tp Cần Thơ) – người chăm sóc chú gà đột biến độc lạ cho biết trên kênh YouTube Độc lạ Bình Dương: “Gà do tôi chăm sóc nhưng thực chất là của các con tôi. Chúng nuôi gà kiểng kinh doanh, bỗng dưng thấy giống gà Peru đột biến từ lúc vừa nở thành con nên quyết định giữ lại nuôi nấng. Tôi ở cùng nhà nên cùng nó chăm sóc con gà này suốt thời gian qua”.

Chàng trai Cần Thơ sở hữu chú gà đột biến độc lạ, ai trả 1 tỷ cũng không bán Ảnh 1
Chú gà có hình dáng rất độc lạ: không nhiều lông, chỉ có cài vọng phất phơ trên đùi và cánh; da lúc nào cũng hồng hào và bóng nhẵn; mào to và đỏ…

Năm 2017, con trai chú Vinh nhập 2 cặp giống gà Peru từ nước ngoài về nuôi để nhân giống với giá 2.500 USD (gần 57 triệu đồng). Sau khoảng thời gian sinh sản nhiều lứa bình thường, cặp gà này đẻ ra một con gà không lông. Thấy vậy, con chú quyết định để lại nuôi làm cảnh.

Cũng theo người đàn ông miền Tây, không chỉ ông mà cả gia đình đều “cưng nựng” chú gà đột biến. Bởi nó có hình dáng rất độc lạ: không nhiều lông, chỉ có cài vọng phất phơ trên đùi và cánh; da lúc nào cũng hồng hào và bóng nhẵn; mào to và đỏ…

“Chú gà đột biến này được gần 3 tuổi! Tôi luôn lấy làm kỳ lạ bởi nó sống lâu vậy nhưng luôn khỏe mạnh, chẳng có bệnh tật gì cả, chẳng khác gì gà trai tráng. Trong khi đa số gà không lông có sức đề kháng yếu, khó nuôi, hay bị chết.

Thức ăn của nó đa dạng, gia đình ăn gì thì nó ăn nấy: ăn cơm, ăn sầu riêng, đu đủ, toàn là rau củ sạch. Đến khi ăn cá nó mổ phần thịt chừa phần xương ra. Nó khôn nên không bao giờ bị mắc xương. Nó ăn ngày 3 bữa cũng như mình không tốn bao nhiêu tiền hết. Nó cũng ăn lúa nhưng ít”, chú Vinh cho hay.

Chàng trai Cần Thơ sở hữu chú gà đột biến độc lạ, ai trả 1 tỷ cũng không bán Ảnh 2
Chú gà sống trong chiếc lồng riêng.

Mỗi tuần, con trai chú Vinh thường tắm cho chú gà đột biến từ 2-3 lần bằng xà bông thơm, sữa tắm hoặc dùng khăn lau mình cho sạch. Và vì là thú cưng của cả gia đình nên nó được ở một chế độ rất riêng. Con trai chú Vinh làm hẳn một chiếc lồng sắt đặt trong nhà hoặc thích đặt đâu thì để. Anh này còn giăng cả mùng ở bên ngoài lồng sắt nhằm gió không lọt vào, tránh làm lạnh gà.

“Nhiều người thấy gia đình tôi làm vậy kêu kỳ này nọ vì nó chỉ đơn giản là một chú gà bình thường. Song với gia đình tôi, nó rất quan trọng nên phải chăm sóc chu đáo.

Có người trả giá cao để mua, trở thành chủ sở hữu của chú gà nhưng con trai tôi quyết không bán. Thậm chí giờ người ta trả giá 1 tỷ đồng cũng không. Sở dĩ vậy vì con tôi bảo rằng từ ngày nuôi chú gà, nó kinh doanh ổn định, nuôi gà không gặp bất trắc gì cả”, chú Vinh thành thật.

Chàng trai Cần Thơ sở hữu chú gà đột biến độc lạ, ai trả 1 tỷ cũng không bán Ảnh 3
Nhiều người muốn mua chú gà nhưng chủ nhân không bán.

Hiện nay, ngoài việc kinh doanh gà kiểng, gà chọi, con trai chú Vinh còn quyết định nhân giống gà không lông đặc biệt và để duy trì nguồn gen, anh đã cho chú gà đột biến sinh sản để giữ giống. Song đối với giống gà không lông, vốn dĩ sức đề kháng yếu, nên sau 2 đợt sinh sản anh chỉ nuôi được một con gà mái tơ không lông.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.