Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 12/07/2024 12:06 (GMT+7)

Chàng trai bỗng dưng cao đột biến hơn 2m, chỉ thích uống nước mưa

Theo dõi GĐ&PL trên

Từ một chàng trai bình thường, Út bỗng dưng cao đột biến lên tới 2m khiến hàng xóm giật mình.

Cách đây 2 năm, netizen được phen xôn xao trước câu chuyện chàng trai Cà Mau bỗng dưng cao "đột biến" lên tới 2m. Đó là Nguyễn Văn Út (SN 2000).

Khi ấy, hàng xóm của Út cho biết, cậu vốn có dáng người nhỏ, cao chừng 1m6 hoặc hơn xíu. COVID-19 bùng phát, giãn cách xã hội nên họ ít ra ngoài gặp gỡ mọi người. Sau đó họ gặp lại cậu đã giật mình vì quá cao, giống như đột biến.

Út vốn sinh ra và trưởng thành như bao bạn bè cùng trang lứa. Cậu học hết cấp III dự định đi tìm công việc phù hợp với bản thân, kiếm tiền phụ giúp mẹ trang trải cuộc sống. Song dịch COVID-19 bùng phát, cậu đành ở nhà.

Chàng trai bỗng dưng cao đột biến hơn 2m, chỉ thích uống nước mưa Ảnh 1
Út bỗng dưng cao hơn 2m chỉ trong thời gian ngắn

"Đó cũng là khoảng thời gian thằng bé bỗng dưng cao đột biến. Năm 2020, nó chỉ cao hơn tôi một xíu, chừng 1m6 . Hồi ấy ai cũng trêu nó lùn, mang gen của mẹ. Vậy mà vỏn vẹn hai năm tăng hơn 40cm, thành 2m2. Nhà tôi không ai cao thế, kể cả anh trai nó cũng chỉ tầm 1m7 thôi”, mẹ của Út chia sẻ trên kênh YouTube Độc lạ Bình Dương.

Về chuyện vì sao không cho Út đi bệnh viện kiểm tra sức khoẻ, người mẹ cho biết, ban đầu cũng muốn đưa cậu đi coi sao vì bỗng dưng cao như vậy không hề tốt cho sức khoẻ. Nhưng gia đình chưa có điều kiện kinh tế.

Út cũng luôn cảm thấy sức khoẻ đang dần yếu và ăn rất ít. Cậu bảo từ ngày chiều cao tăng mạnh chỉ ăn được 2 bát cơm/ngày, không còn cảm giác ngon như thuở xưa.

Ngược lại, Út lại có sở thích uống nước mưa. Cậu có thể uống liền một ngụm lên tới 2.4 lít mà không cảm thấy khó khăn. Thậm chí cậu cho rằng nước mưa chính là nguồn thức ăn đang nuôi sống bản thân.

“Thằng bé thích uống nước mưa lắm. Mỗi ngày nó uống 3-5 ca nước mưa mà không thấy sợ. Vì thế nó ăn ít mà chẳng thấy đói", người mẹ tâm sự.

Chàng trai bỗng dưng cao đột biến hơn 2m, chỉ thích uống nước mưa Ảnh 2
Chàng trai gặp nhiều khó khăn khi sở hữu chiều cao khủng

Chiều cao đột nhiên tăng vọt khiến Út cảm thấy tự ti khi ra đường. Cậu sợ phải đối diện với loạt câu hỏi: “Sao lại cao thế?”, “Có bệnh à mà đột biến vậy”… hoặc lời bỉ bôi của chúng bạn cùng trang lứa.

“Các bạn biết em bằng tuổi nhưng toàn gọi em là chú! Thậm chí có người còn nói xấu sau lưng em là người đột biến, không phải người bình thường. Ban đầu em buồn và tủi thân lắm, sau đó cũng chẳng bận tâm", chàng trai miền Tây nói.

Cũng theo Út, do có chiều cao bất thường nên cậu gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, hay bị đụng đầu vào cửa. "Khi em ngồi xuống rồi đứng lên thì hay bị mệt, uể oải trong người. Em cũng hay bị nhức đầu không rõ lý do. Em mong muốn chiều cao đừng phát triển thêm nữa", cậu nói.

Ngoài chiều cao khác biệt, Út có bàn chân khá lớn, cậu đang phải mang giày cỡ 45. Cậu không thể mua quần áo, giày dép có sẵn. Người thân thường phải đặt may hoặc đặt đóng giày thì cậu mới có thể mặc, đi được.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.