Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/09/2023 12:00 (GMT+7)

Cảnh báo giả danh cán bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Cảnh báo giả danh cán bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ảnh minh hoạ.

Công an quận Long Biên, Hà Nội đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 100 triệu đồng.

Theo đó, vào ngày 30/8/2023, Công an phường Sài Đồng, quận Long Biên đã tiếp nhận đơn trình báo của bà N. (Sinh năm 1951, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) về việc bà N. có nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an. Đối tượng nói bà N. có liên quan đến đường dây mua bán ma túy và yêu cầu bà phải chuyển tiền để phục vụ điều tra.

Do lo sợ nên bà N. đã mang 13 chỉ vàng tích góp đi bán rồi chuyển gần 100 triệu đồng vào tài khoản của đối tượng. Sau đó, bà phát hiện bị lừa, bà đã cơ quan Công an trình báo.

Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.

Thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Trước tình trạng liên tiếp các đối tượng sử dụng phương thức thủ đoạn lừa đảo giả danh, mạo danh Công an, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Tòa án,... Bộ Công an đã đưa ra cảnh báo về thủ đoạn các đối tượng.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng có đặc điểm chung là sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền, hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát... yêu cầu bị hại kê khai tài sản, tiền mặt hiện có và tiền gửi trong các ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền, hoặc đọc mã OTP để chúng chuyển tiền vào các tài khoản của chúng.

Bộ Công an cũng lưu ý một đặc điểm nữa mà người dân có thể dễ dàng nhận biết, đó là các đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích là để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo được cho cơ quan Công an.

Mặc dù nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng đã dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo. Các bị hại đa phần thường là phụ nữ và người trên 60 tuổi, nhưng cá biệt có người là cán bộ của các cơ quan Nhà nước... Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, không biết tại sao bị mất tiền, hoặc lo sợ bị mất uy tín nên không trình báo với cơ quan Công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Bộ Công an nêu rõ, cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp, hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc. Cơ quan Công an tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước và các cơ quan tư pháp, tố tụng hình sự… để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại, hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư, địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản, nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài... thì không làm theo và nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.

Thường xuyên thay đổi mật khẩu, hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội. Nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng, thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.

Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất, hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Cùng chuyên mục

Chiếm đoạt tài sản, nhiều đối tượng bị truy nã và bắt giữ
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương vừa thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tạ Thị Dân (sinh năm 1959, ngụ tại khu phố 1, phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Tin mới

VinFast lập kỷ lục khủng với gần 28.000 đơn hàng “không hoàn hủy” VF 3 chỉ sau 3 ngày mở bán
Hết ngày 15/5, VinFast ghi nhận 27.649 khách hàng đặt cọc mua VinFast VF 3 chỉ sau 66 giờ đầu mở bán, toàn bộ là cọc không hoàn/hủy, không chuyển nhượng. Như vậy, trung bình, cứ hơn 8 giây lại có một người xuống cọc mẫu xe này, tạo nên một hiện tượng chưa từng có của thị trường ô tô Việt.