Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/12/2023 08:15 (GMT+7)

Cần tái cấu trúc các cơ sở giáo dục đại học

Theo dõi GĐ&PL trên

Sự phân bố của các trường đại học không đồng đều, các trường cao đẳng sư phạm hoạt động không hiệu quả... là thực trạng đã tồn tại nhiều năm nay. 

tm-img-alt

Đã đến lúc cần điều chỉnh mạng lưới, tái cấu trúc các cơ sở giáo dục đại học nói chung cũng như các trường sư phạm nói riêng khi triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Phân bố không đồng đều

Thực hiện Luật Quy hoạch 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã hoàn thiện Dự thảo báo cáo về Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) và sư phạm giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050.

Theo thống kê, hiện cả nước có 244 cơ sở giáo dục đại học, trong đó 172 cơ sở GDĐH công lập (26 cơ sở GDĐH trực thuộc các địa phương); 67 cơ sở GDĐH ngoài công lập (5 cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài). Đồng thời, còn có 20 trường cao đẳng sư phạm (3 trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, 17 trường trực thuộc các địa phương).

Các trường phân bổ tập trung chủ yếu vào các vùng kinh tế phát triển như đồng bằng sông Hồng (44,3%), Đông Nam Bộ (18,4%), thấp nhất là vùng Tây Nguyên (1,6%); trung du miền núi phía Bắc (5,7%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (18,4%), đồng bằng sông Cửu Long (7,0%).

Đánh giá của Bộ GD&ĐT cũng như các chuyên gia cho thấy, dù có sự gia tăng về số lượng cơ sở GDĐH nhưng hệ thống phát triển không đồng đều, vẫn còn nhiều cơ sở GDĐH quy mô nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp và hoạt động kém hiệu quả. Nhiều cơ sở GDĐH không mở rộng, phát triển được theo định hướng chiến lược phát triển của trường.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia giáo dục, mạng lưới cơ sở GDĐH hiện nay khá phức tạp với nhiều mô hình quản trị; quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDĐH phân mảnh khi số lượng cơ sở GDĐH trực thuộc các bộ, ngành (không thuộc Bộ GD&ĐT) có tỉ lệ cao; số lượng các trường đại học địa phương khá lớn trong khi quy mô đào tạo của các trường đại học địa phương chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu đào tạo của cả nước.

Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh có nhiều trường đại học thành viên, trường thành viên, khoa thành viên và các viện nghiên cứu; 3 đại học vùng (Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên) cũng có nhiều trường đại học thành viên, trường thành viên, khoa thành viên và các viện nghiên cứu và trung tâm đào tạo từ xa; các trường đại học bao gồm các khoa và bộ môn trực thuộc.

Cả nước có 68 trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện đào tạo trình độ đại học. Cấu trúc hệ thống này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, hiệu quả đầu tư và hoạt động của các cơ sở GDĐH, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ đại học.

Nhiều bất cập trong hệ thống đào tạo sư phạm

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên (mạng lưới các trường sư phạm) có độ bao phủ cao, gắn với các vùng và địa phương, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Nhưng sự phân bổ chưa đồng đều, có sự tập trung của một số trường đại học sư phạm lớn tại các trung tâm kinh tế - xã hội của đất nước; vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt. Hiện nay, Việt Nam có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có 15 trường đại học sư phạm, bao gồm 6 trường đại học sư phạm, 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật.

Cả nước có 50 trường đại học đa ngành và trường đại học đặc thù (ngoại ngữ, nghệ thuật, thể thao) có đào tạo giáo viên, 20 trường cao đẳng sư phạm, 18 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên. Sự phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên đã mở rộng cơ hội học tập ở bậc đại học và tiếp cận các chương trình đào tạo giáo viên cho người học thông qua việc tăng số lượng, quy mô và loại hình đào tạo. Các cơ sở đào tạo giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hầu như ở mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất một cơ sở đào tạo giáo viên (ngoại trừ Đăk Nông), đặc biệt tập trung nhiều ở một số thành phố lớn như Hà Nội (8 trường) và TP Hồ Chí Minh (6 trường).

Theo GS.TS Phạm Hồng Quang, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, sự phân bổ trường sư phạm quá dàn trải về địa lý, đều khắp vùng, miền, địa phương trong cả nước. Sự kết nối giữa các trường chưa thực sự tốt, không tạo thành mạng lưới thống nhất và phối hợp hiệu quả trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên giữa các ngành đào tạo và giữa trường theo vùng, miền không đồng đều. Hầu hết giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học tập trung tại trường sư phạm ở thành phố lớn, đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Trường sư phạm địa phương thiếu giảng viên đầu ngành có trình độ cao, nhưng thừa giảng viên trình độ trung bình và thấp

Cơ sở vật chất phần lớn trường sư phạm khó đáp ứng cho việc giảng dạy, đào tạo, nâng cao chất lượng. Nguồn tài chính hạn chế, chưa huy động được nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự bất cập giữa chỉ tiêu tuyển sinh của các trường sư phạm với nhu cầu đào tạo giáo viên.

Từ năm 2013 - 2020, chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm luôn cao hơn mục tiêu đề ra. Bộ GD&ĐT cho biết, mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đào tạo giáo viên khá độc lập trong hoạt động đào tạo, chưa thật sự tạo thành một mạng lưới thống nhất, tính liên thông trong hệ thống còn yếu, chưa có sự chia sẻ nguồn lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo giáo viên toàn ngành.

Số lượng các trường cao đẳng sư phạm trong những năm gần đây giảm một phần do thực hiện Nghị quyết 19- NQ/TW về tinh giản đầu mối và biên chế, và thực hiện Luật Giáo dục 2019, yêu cầu trình độ của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở được nâng lên đại học, do đó các trường cao đẳng chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực, một số trường cao đẳng sư phạm trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm hoặc trường đại học đa ngành hoặc sáp nhập với các trường cao đẳng địa phương.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.
Toán Tiếng Anh: Cầu nối học thuật cho học sinh Việt Nam
Mô hình đào tạo Toán Tiếng Anh tại Việt Nam là một phần của nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với kiến thức toán học quốc tế. Hình thức này vừa củng cố khả năng suy luận vừa nâng cao trình độ ngôn ngữ cho các em, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc khai thác tri thức toàn cầu.
Yên Bái: Tạm đình chỉ công tác giáo viên đánh học sinh lớp 1
Chiều 21/4, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thông tin: Sau khi nhận được thông tin phản ánh vụ việc cô giáo đánh học sinh lớp 1 tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học La Pán Tẩn, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã khẩn trương chỉ đạo làm rõ.
Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.
Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc
Vinschool - Hệ thống giáo dục thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện tới Thành phố đảo Ngọc.
Không khoán, áp chỉ tiêu "Kế hoạch nhỏ" tại các trường Hà Nội
Gần đây, dư luận xôn xao trước sự việc xảy ra tại một lớp 7 thuộc Trường THCS Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) khi triển khai chương trình "Kế hoạch nhỏ", giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu chỉ thu giấy vụn trong một ngày duy nhất, nếu học sinh nào quên, giáo viên yêu cầu phụ huynh mang tới nộp, nếu không sẽ phải nộp phạt 50 nghìn/kg giấy.

Tin mới

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cảnh báo các cuộc gọi lừa đảo
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.