Cần siết chặt việc quản lý đầu tư trong hoạt động đầu tư, đầu cơ Bất
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) có nhiều biến động, tiềm ẩn những rủi ro. Trong bối cảnh này, các tổ chức tín dụng đã có những biện pháp siết chặt quy định cho vay trong lĩnh vực này.
Ra soát chặt chẽ và thận trọng từ đầu
Thời gian qua, giá đất trên cả nước tăng chóng mặt. Hiện tượng đầu cơ, "lướt sóng" đã và đang làm lũng đoạn thị trường đất, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để tăng cường quản lý thị trường này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Các ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán… Trên tinh thần đó, các tổ chức tín dụng đã thận trọng hơn trong cho vay lĩnh vực này.
Tuy nhiên, các ngân hàng không vì thế mà thuận tay “nới lỏng” quy định về tín dụng đối với khách hàng, nhất là ở lĩnh vực BĐS hiện nay.
Thay vào đó, các tổ chức tín dụng chú trọng nguồn vốn vào những lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp xuất khẩu...
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng bám sát danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Từ đây, Ngân hàng Nhà nước định hướng các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vốn có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp.
Bất động sản có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ảnh hưởng đại dịch Covid 19, tín dụng BĐS vẫn tăng trưởng, giá tăng, nhiều người đổ xô đi mua BĐS. Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường rất sôi động nhưng lại thiếu căn cứ và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước đó, ngày 18/3/2022, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng, trong đó yêu cầu các ngân hàng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu tiêu dùng chính đáng, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ ưu tiên và tạo điều kiện.
Thời gian gần đây, cơn “sốt đất” trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ vùng nông thôn đến đô thị đã tạo ra nhiều hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản như xuất hiện một số đối tượng đầu cơ, lũng đoạn thị trường, vẽ “dự án ma” để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... Thực chất sốt đất do đầu cơ, đầu tư kích động thị trường mua đi bán lại còn người mua đất để sử dụng thực tế thì ít, dễ lâm vào vướng mắc rất nhiều nỗi lo khi sốt đất mà dòng tài chính lấy đâu ra tiền.
Trước tình trạng “sốt đất” tạo ra bong bóng bất động sản, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng một loạt các tỉnh, thành phố đã ban hành các văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn, xử lý nghiêm những đối tượng tung tin đồn, đẩy giá bất động sản để phòng ngừa nguy cơ bong bóng bất động sản “nổ”, gây ra khủng hoảng tài chính như như giai đoạn 2006 – 2008.
Vấn đề này cũng kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt, thanh tra kiểm tra việc thao túng Bất động sản tại nhiều nơi./.