Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 20/03/2025 11:13 (GMT+7)

Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?

Theo dõi GĐ&PL trên

Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm?

Theo hướng dẫn của Ngân hàng VPBank, để nhanh chóng lấy lại số tiền của mình đã chuyển nhầm, người chuyển tiền cần tuân thủ quy trình xử lý của ngân hàng. Trường hợp chuyển khoản nhầm cùng ngân hàng, cần thực hiện 4 bước sau:

Bước 1: Đến một chi nhánh hoặc phòng giao dịch gần nhất mà khách hàng đang sử dụng để được nhân viên hỗ trợ xử lý việc chuyển khoản nhầm. Điều này giúp đảm bảo quy trình được thực hiện nhanh chóng và chính xác.

Bước 2: Tại quầy, khách hàng cần xuất trình căn cước công dân và cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến giao dịch, bao gồm số tài khoản của khách hàng (người chuyển tiền) và số tài khoản người nhận, thời gian thực hiện giao dịch, số tiền đã chuyển nhầm. Các thông tin này sẽ giúp ngân hàng xác định rõ ràng tình huống và tìm hướng xử lý phù hợp.

Bước 3: Ngân hàng sẽ liên hệ với chủ tài khoản nhận nhầm, yêu cầu hoàn tiền và thực hiện việc sao kê, xác minh giao dịch để có bằng chứng pháp lý cho việc thu hồi tiền. Các bước này nhằm đảm bảo tính chính xác và tăng cơ hội lấy lại số tiền đã chuyển nhầm.

Bước 4: Nếu chủ tài khoản nhận nhầm đồng ý, họ sẽ tự chuyển lại tiền hoặc yêu cầu ngân hàng hỗ trợ thu hồi và hoàn trả cho người chuyển nhầm.

Trường hợp người nhận không đồng ý hoàn trả, người chuyển nhầm cần tiến hành các bước pháp lý như khởi kiện để đòi lại số tiền.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trường hợp chuyển khoản nhầm khác ngân hàng, người chuyển nhầm cũng phải thực hiện 4 bước sau:

Bước 1: Giữ lại hình ảnh hóa đơn và tất cả tài liệu liên quan đến giao dịch chuyển nhầm, gồm biên lai, thông báo giao dịch, hoặc ảnh chụp màn hình,... để làm bằng chứng cần thiết.

Bước 2: Tới chi nhánh ngân hàng mà người chuyển đã dùng để thực hiện giao dịch và yêu cầu hỗ trợ xử lý. Cung cấp các thông tin cần thiết, như số tài khoản, thời gian và số tiền chuyển nhầm,... để ngân hàng xác minh và tiếp nhận yêu cầu.

Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành xác minh thông tin giao dịch và liên hệ với ngân hàng thụ hưởng (ngân hàng mà tài khoản nhận thuộc về) để phối hợp giải quyết. Các bước này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hồi số tiền chuyển nhầm.

Bước 4: Ngân hàng thụ hưởng sẽ liên hệ với chủ tài khoản nhận nhầm và xác minh giao dịch để làm cơ sở pháp lý cho việc hoàn trả tiền.

Họ sẽ đề nghị chủ tài khoản nhận nhầm trả lại số tiền. Nếu người nhận đồng ý hoàn trả, họ có thể tự chuyển khoản lại số tiền hoặc yêu cầu ngân hàng hỗ trợ thu hồi và hoàn trả cho bạn. Nếu người nhận từ chối trả lại, người chuyển nhầm có thể thực hiện các bước pháp lý để khởi kiện.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, người được chuyển tiền nhầm phải có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự, Điều 4, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.

Do đó, nếu người nào nhận được số tiền mà bạn đã chuyển nhầm nhưng cố tình chiếm giữ không trả lại thì bạn có thể làm đơn trình báo gửi đến Công an có thẩm quyền để điều tra.

Theo đó, việc không trả lại tiền do chủ sở hữu chuyển nhầm là hành vi chiếm giữ tài sản của người khác, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác.

Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm; trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.

Trong trường hợp, người nhận cố tình không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự về tội "Chiếm giữ trái phép tài sản". Theo đó, người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Cùng chuyên mục

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mở màn mùa hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn "dẫn sóng" du lịch miền Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỉ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.

Tin mới

5 “giá trị vàng” tạo nên sức hút của nhà phố Sun Group Hà Nam
Phân khu thấp tầng Kim Ngân – Kim Tiền tại Sun Urban City Hà Nam đang trở thành “mạch chảy thương mại” trong lòng đại đô thị quy mô 420ha, nơi mỗi căn nhà là một thiết kế riêng biệt, hưởng trọn hệ sinh thái tiện tích và sẵn sàng khai thác kinh doanh gia tăng giá trị.
Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.