Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/02/2024 14:37 (GMT+7)

Cách xử lý khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt theo quy định mới

Theo dõi GĐ&PL trên

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng khi bị rút tiền hàng loạt và cách xử lý tình huống này.

Cách xử lý khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt theo quy định mới
Ảnh minh họa.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định, rút tiền hàng loạt là việc tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng khi tổ chức này bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi ngân hàng Nhà nước. Khi đó, theo Điều 191 Luật này, các tổ chức tín dụng (gọi chung là ngân hàng) sẽ phải thực hiện ngay các biện pháp: Không chia cổ tức bằng tiền mặt; tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng; các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng; Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt quy định tại Điều 143 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.

Trong trường hợp ngân hàng đang được can thiệp sớm bị rút tiền hàng loạt, ngân hàng đó phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình trạng rút tiền hàng loạt và rà soát, đánh giá lại thực trạng để xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 và Điều 160 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ngân hàng thực hiện phương án khắc phục đã được xây dựng, điều chỉnh.

Khi bị rút tiền hàng loạt, ngân hàng được áp dụng biện pháp hỗ trợ như bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0%; Thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm thanh khoản theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; vay đặc biệt từ tổ chức tín dụng khác.

Bên cạnh đó, theo Điều 192, tổ chức tín dụng được vay đặc biệt từ Ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng khác trong các trường hợp: Để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền theo quy định; Để thực hiện phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt đối với khoản vay có lãi suất và có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng. Mức lãi suất, tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác, kể cả các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính có tài sản bảo đảm của bên vay đặc biệt.

Cùng chuyên mục

Điểm mới về chế độ ốm đau tại Luật BHXH năm 2024
Ngày 29/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 gồm 11 chương, 141 điều (tăng 2 chương và 16 điều so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành). Trong đó đáng chú ý là một số điểm mới về chế độ ốm đau đối với người lao động.
Tỉ lệ hưởng lương hưu của lao động nam và nữ từ 01/7/2025
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 bổ sung quy định về tính tỉ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, nhằm giảm bớt chênh lệch lương hưu giữa nam và nữ.
Hướng dẫn cách tính thời gian đóng BHXH cho trường hợp nghỉ thai sản
Người lao động sinh con ngày 18/12/2023, trong tháng 12 có 12 ngày nghỉ thai sản sinh con và 2 ngày nghỉ thai sản khám thai. Công ty đã báo giảm thai sản từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024. Ngày 18/6/2024, người lao động đi làm lại và nghỉ tiếp 5 ngày dưỡng sức sau sinh. Trong tháng 6/2024, có 14 ngày nghỉ thai sản sinh con và 5 ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh. Vậy, đối với trường hợp trên, tháng 6/2024, công ty báo giảm không lương, giảm thai sản hay đóng BHXH bình thường? Bạn đọc L.T.K.N. hỏi.
Đơn phương xóa đăng ký thường trú của người khác được không?
Trong hộ khẩu thường trú của gia đình tôi có tên ông V. Tuy nhiên, ông V. đã vắng mặt liên tục tại gia đình từ nhiều năm nay. Vậy, gia đình tôi có đơn phương xóa đăng ký thường trú của ông V. được không? Nếu được thì thủ tục, hồ sơ như thế nào, liên hệ với cơ quan nào để giải quyết? Bạn đọc N.V.P. hỏi.
Rút BHXH một lần, sau này có tham gia trở lại được không?
Theo Luật BHXH hiện hành, sau 12 tháng người lao động (NLĐ) không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Quy định này cho phép NLĐ dễ dàng rời khỏi hệ thống BHXH và tham gia đóng BHXH lại từ đầu.

Tin mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giảm giá vé tàu xe công cộng cho học sinh, sinh viên
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà; học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.