Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 07/12/2023 12:04 (GMT+7)

Các hành vi học sinh THCS, THPT không được làm

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 15/9/2020, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, có quy định rõ về các hành vi học sinh không được làm.

Các hành vi học sinh THCS, THPT không được làm
Ảnh minh họa.

Cụ thể, tại Điều 37, Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các hành vi mà học sinh THCS và học sinh THPT không được làm gồm:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác;

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh;

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ;

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép;

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân;

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Về quy định khen thưởng và kỷ luật với học sinh THCS và học sinh THPT, theo Điều 38, Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:

- Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường;

- Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định;

- Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ GD&ĐT;

- Các hình thức khen thưởng khác.

Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Cùng chuyên mục

Câu đố Toán học của Đường lên đỉnh Olympia, tưởng đơn giản nhưng nhiều người đều trả lời sai
Đường lên đỉnh Olympia là sân chơi trí tuệ nhận được rất nhiều sự yêu thích, quan tâm của khán giả xem truyền hình. Bên cạnh những màn thi đấu căng go giữa các "nhà leo núi", chương trình còn tạo nên sự thú vị bởi loạt câu hỏi hóc búa, đòi hỏi tư duy linh hoạt của người chơi. Câu hỏi dưới đây là một điển hình!
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
Liên quan đến kết quả thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều ngày 09/5, Bộ này khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam
Ngày 8/5, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục IDP (Việt Nam), đơn vị đồng sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam.

Tin mới

Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo”
Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Phó Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Nếu có cơ chế, chính sách đặc thù thì Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và bền vững”. Còn Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng thì ví sự phát triển của Đà Nẵng như chiếc lò xo sẽ bật ra.