BS Nhi bật mí cách tăng chiều cao cho trẻ thấp lùn rất hiệu quả nhưng 90% bố mẹ bỏ qua
Bác sĩ Khoa Nhi gợi ý những cách cải thiện sức khỏe, tăng chiều cao tốt cho trẻ.
Trong những năm gần đây, với mức sống được cải thiện, các bậc bố mẹ ngày càng quan tâm hơn đến sự trưởng thành và phát triển của con cái.
Tuy nhiên, theo thống kê, khoảng 50% trẻ em Trung Quốc thấp bé. Trong số đó, khoảng 80% đã trì hoãn điều trị do quan niệm sai lầm về việc tăng chiều cao.
Tại Việt Nam, theo khảo sát của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), hiện có 1,8 triệu trẻ Việt dưới 5 tuổi bị thấp còi, tức là cứ 5 trẻ thì có 1 em mắc phải tình trạng này.
Để giúp trẻ cải thiện tầm vóc, các bác sĩ Bệnh viện Trùng Khánh (Trung Quốc), đã đưa ra thông tin chi tiết về nguyên nhân, ảnh hưởng và những thông tin liên quan khác về trẻ thấp còi. Đồng thời, bác sĩ cũng gợi ý những cách cải thiện sức khỏe, chiều cao tốt cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao
Trẻ thấp lùn có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp hơn mức bình thường do các yếu tố di truyền, nội tiết, dinh dưỡng và các yếu tố khác. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm bài tiết hormone tăng trưởng không đủ, yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng…
Tầm vóc thấp bé không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, mà còn tác động nhất định đến tìm kiếm việc làm, hôn nhân sau này của trẻ…
Ngoài yếu tố di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống... các bác sĩ đưa ra hai tình trạng phổ biến, dễ khiến chiều cao của trẻ chậm phát triển.
Trẻ béo phì
Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của trẻ, có thể gây ra bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường tuýp 2, gan nhiễm mỡ, dậy thì sớm, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng chuyển hóa và các bệnh khác ở trẻ em.
Điều này cũng làm tăng tình trạng béo phì mãn tính ở tuổi trưởng thành, nguy cơ mắc các bệnh (như bệnh tim, đột quỵ…), ngoài ra còn gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ.
Béo phì có rất nhiều nguy hiểm, nếu nhận thấy trẻ đang có nguy cơ béo phì, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở Y tế trẻ em để đánh giá và hướng dẫn kịp thời.
Trẻ dậy thì sớm
Trẻ dậy thì sớm có thể trải qua sự phát triển về kích thước cơ thể, bao gồm sự phát triển vú ở bé gái và sự phát triển tuyến tiền liệt ở bé trai.
Một số trẻ phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp, ở bé gái trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi (vú bắt đầu phát triển ở bé gái và tinh hoàn bắt đầu to ra ở bé trai).
Trẻ dậy thì sớm thường có xu hướng tăng tốc độ tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn đầu của dậy thì. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ cao hơn so với bạn đồng trang lứa, nhưng sau đó dần phát triển chậm lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ
Chế độ ăn
Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ rất cần được hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là protein, canxi, phốt pho, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Nếu chế độ ăn uống không hợp lý như quá phụ thuộc vào đồ ăn nhanh, kén ăn, biếng ăn… dễ dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao.
Tập thể dục
Tập thể dục đúng cách có thể thúc đẩy sự phát triển của xương và tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trẻ em nghiện các thiết bị điện tử và thiếu vận động, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chiều cao chậm phát triển.
Giấc ngủ
Hormon tăng trưởng chủ yếu được tiết ra trong khi ngủ, ngủ đủ giấc rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trẻ em bị thiếu ngủ trầm trọng do áp lực học tập, nghiện các sản phẩm điện tử và nhiều lý do khác cũng đã trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao.
Việc trẻ chậm phát triển chiều cao ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất,tinh thần và chất lượng cuộc sống sau này. Tầm vóc thấp bé có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử và loại trừ trong xã hội và trường học, ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ.
Ngoài ra, tăng trưởng chậm lại có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và tiểu đường.
Bác sĩ gợi ý những cách cải thiện chiều cao cho trẻ
Để giải quyết vấn đề chậm phát triển chiều cao, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp điều trị toàn diện. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng của bệnh nhân để đánh giá tình trạng tăng trưởng của họ. Đồng thời, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị tương ứng, bao gồm điều trị bằng thuốc, tập thể dục, can thiệp dinh dưỡng…
Theo dõi tăng trưởng của trẻ
Tầm vóc thấp bé có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển trong tương lai của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ, đo chiều cao thường xuyên và chú ý đến sự tác động của các yếu tố liên quan đến chiều cao.
Khi nhận thấy con mình chậm lớn, bố mẹ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị đúng mục tiêu.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bố mẹ cần giúp con hình thành thói quen sinh hoạt tốt, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, vận động vừa phải và ngủ đủ giấc.
- Về chế độ ăn uống, chúng ta nên chú ý cân bằng dinh dưỡng và ăn nhiều thực phẩm giàu protein, canxi, phốt pho, vitamin và các chất dinh dưỡng khác,
- Về vận động, nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao ngoài trời như nhảy dây, bóng rổ, nhảy cầu, hoặc các môn thể thao khác có thể giúp tăng chiều cao.
- Về giấc ngủ, cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ thời gian mỗi ngày để tạo điều kiện cho việc tiết hormone tăng trưởng.
- Về mặt điều trị bằng thuốc chủ yếu là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ bằng cách bổ sung hormone tăng trưởng, hoặc các hormone liên quan khác. Tuy nhiên, phương pháo này có một số tác dụng phụ nhất định như đau đầu, mệt mỏi,… và giá thành tương đối cao.
Vì vậy, khi lựa chọn phương pháp này, bố mẹ và trẻ nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ
Cuối cùng, bố mẹ nên quan tâm đến sức khỏe tinh thần, không nên tạo áp lực quá lớn cho con, để không ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao. Đồng thời, cần khuyến khích trẻ duy trì thái độ lạc quan và tích cực đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.