Khoa học chứng minh: Trẻ được bố quan tâm từ nhỏ, sẽ có IQ cao và thông minh hơn
Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và chứng minh, đứa trẻ gắn bó với bố từ thời thơ ấu thường có chỉ số IQ cao hơn.
Trường đại học Newcastle, Vương Quốc Anh đã tiến hành một cuộc nghiên cứu, kết quả cho thấy những đứa trẻ được bố quan tâm và gắn bó từ giai đoạn thơ ấu thường có chỉ số IQ vượt trội và thông minh hơn.
Điều này cũng tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp, hay bạn đời của đứa trẻ khi trưởng thành. Cũng theo cuộc nghiên cứu, nhưng bé trai sẽ thu hút sự chú ý của bố hơn là các cô con gái.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không phủ nhận vai trò của người mẹ, chỉ là cách thể hiện và tác động đến những khía cạnh khác nhau, nếu người mẹ có thiên hướng về cảm xúc, nuôi dưỡng tình cảm, thì người bố thiên về lý trí và trí tuệ.
Vậy vì sao trẻ được gắn bó với bố từ nhỏ thường thông minh và dễ đạt thành công hơn? Các chuyên gia đưa ra những lý do sau đây.
Bố có xu hướng thích rèn luyện thể chất và dám mạo hiểm
Sự đồng hành của bố mang lại những ảnh hưởng đặc biệt đối với trẻ. Người bố đam mê thể thao và mạo hiểm thường khuyến khích con tham gia vào các hoạt động khám phá, đối mặt với thách thức. Sự hứng thú và đam mê này có thể truyền cảm hứng cho con, tạo động lực để học hỏi và phát triển.
Trong khi đó, các hoạt động thể thao và mạo hiểm yêu cầu con phải tự tin, đều đặn rèn luyện và tìm cách vượt qua khó khăn. Trẻ có thể phát triển khả năng tự quản lý, đặt mục tiêu và tìm ra cách để giải quyết vấn đề. Điều này giúp con trở nên sáng tạo và độc lập trong việc giải quyết vấn đề và tư duy logic.
Người bố cũng thường cho phép trẻ vui chơi tự do, có thể nhảy xuống hố đầy nước mà không lo bị cảm lạnh, va đập hay quần áo bẩn. Bố là chỗ dựa vững chắc và tương đối mạnh mẽ trẻ. Qua đó, trẻ có thể xây dựng sự tự tin trong khả năng của mình, học cách kiên nhẫn đối mặt với thất bại và học hỏi từ những sai sót.
Bố có khả năng thực hành tốt
Người bố có khả năng thực hành tốt nên thường có thể kích thích tính tò mò và khao khát khám phá của trẻ. Khi trẻ tò mò về một đối tượng nào đó, bố sẽ tận dụng khả năng của mình để hướng dẫn, ví dụ bố sẵn sàng để trẻ báo lắp món đô chơi, sau đó hướng dẫn trẻ khéo léo lắp ráp lại.
Những trẻ như vậy sẽ phát triển khả năng sáng tạo mạnh mẽ cùng với tư duy logic về không gian, mở ra những cánh cửa mới của trí tuệ.
Trẻ được khuyến khích thực hành thường có cách nhìn vấn đề xa hơn, tìm hiểu về các mối liên hệ và tương tác tốt. Chính nhờ tính cách này, trẻ có thể phát triển khả năng tư duy sáng tạo, quan sát sắc bén, khả năng giải quyết vấn đề một cách logic và linh hoạt.
Việc bố hướng dẫn và tham gia cùng con trong quá trình học tập, giúp trẻn cảm thấy được sự quan tâm và hỗ trợ. Trẻ sẽ học cách vận dụng kiến thức vào thực tế, đối mặt với thách thức và giải quyết vấn đề một cách tự tin.
Bố là người dẫn đường cho trẻ ra thế giới bên ngoài
Mẹ đóng vai trò giúp trẻ học cách giao tiếp với những cá nhân trong một thế giới nội tâm, trong khi đó, người bố lại là người dẫn dắt bé khám phá thế giới bên ngoài. Sự hiện diện và tương tác của người bố giúp bé phát triển tính nhân ái và trách nhiệm, đồng thời truyền đạt sức mạnh để trẻ không cảm thấy tự ti, cũng như học cách đối xử công bằng với mọi người.
Tình cảm từ người mẹ được thể hiện một cách tinh tế, trong khi tình yêu thương từ người bố mang đậm tính mãnh liệt. Đứa trẻ cần những lời động viên nhân hậu và sự yêu thương của mẹ, cùng với lòng dũng cảm mạnh mẽ từ bố.
Bằng cách kết hợp sức mạnh và sự nhẹ nhàng, người bố trưởng thành sẽ trở nên tối ưu hơn, trẻ cũng sẽ phát triển trí tuệ một cách thông minh hơn. Bố thường biết cách sử dụng sự trưởng thành để đạt được những thành tựu cao hơn, đồng thời không quên dạy con lòng nhân ái và sự mềm mại trong quan hệ với mọi người xung quanh.