Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 17/08/2023 07:30 (GMT+7)

3 tật xấu này của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, nhưng là dấu hiệu trí thông minh âm thầm phát triển

Theo dõi GĐ&PL trên

Một số tật xấu của trẻ đổi khi làm phiền lòng bố mẹ, nhưng theo các chuyên gia là dấu hiệu trí thông minh cao.

3 tật xấu này của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, nhưng là dấu hiệu trí thông minh âm thầm phát triển - 1

Chỉ số IQ của một người có tác động từ nhiều yếu tố, như di truyền và chế độ dinh dưỡng, môi trường nuôi dưỡng.... Trong đó, việc bố mẹ đảm bảo một môi trường tốt sẽ giúp trẻ phát triển thông minh hơn và có chỉ số IQ cao hơn.

Một số tật xấu của trẻ đổi khi làm phiền lòng bố mẹ, nhưng theo các chuyên gia là dấu hiệu trí thông minh cao, có thể mang lại lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng là bố mẹ nên nhìn nhận theo chiều hướng tích cực, không nên ngăn cản hay quát mắng trẻ trong giai đoạn này.

Đặc biệt, trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển chỉ số IQ. Theo góc nhìn của chuyên gia, trẻ có những tật xấu này trước 5 tuổi là điều tốt, có thể giúp trẻ phát triển thông minh thuận lợi trong tương lai.

3 tật xấu này của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, nhưng là dấu hiệu trí thông minh âm thầm phát triển - 2
3 tật xấu này của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, nhưng là dấu hiệu trí thông minh âm thầm phát triển - 3

Thích hóng chuyện của người lớn

Một dấu hiệu của sự thông minh ở trẻ là sự tò mò và đam mê hóng chuyện. Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi người lớn nói chuyện về các vấn đề khác nhau, một số trẻ thích lắng nghe những câu chuyện đó, dù thực tế trẻ có thể không hiểu.

Theo lý giải của chuyên gia, những đứa trẻ này thường mang trong mình một tinh thần tò mò và có khả năng suy nghĩ tích cực hơn. Bởi theo cơ chế phát triển, não bộ có thể tiếp nhận thông tin trong vô thức, thường trẻ sẽ tự mình suy ngẫm về những điều xung quanh. Đến một lúc nào đó, bố mẹ có thể bất ngờ nhận ra trẻ đã học được rất nhiều điều từ bao giờ.

Khi trẻ thể hiện sự quan tâm và muốn biết về những điều xung quanh, sẽ tìm cách thích khám phá, đặt câu hỏi để tìm ra lời giải đáp. Điều này cho thấy trẻ có khả năng tư duy sáng tạo, học hỏi và khám phá điều mới.

Thông qua việc hóng chuyện, trẻ tích lũy kiến thức, mở rộng vốn từ vựng, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và phát triển khả năng tư duy logic. Bằng cách tiếp xúc với nhiều thông tin và kinh nghiệm, trẻ mở rộng kiến thức, thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề. Do đó, việc trẻ thích hóng chuyện có thể coi là một dấu hiệu tích cực cho quá trình phát triển trí tuệ.

tm-img-alt
Đa phần trẻ nhỏ đều có tính tò mò và nghịch ngợm.
3 tật xấu này của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, nhưng là dấu hiệu trí thông minh âm thầm phát triển - 5

Trẻ thích ngắt lời

Người lớn thường ưa thích những đứa trẻ ngoan ngoãn, nhưng thực tế là hầu hết trẻ con đều có tính nghịch ngợm. Ví dụ, khi người lớn đang trò chuyện không liên quan, trẻ thường ngắt lời vào cuộc, điều này thường khiến bố mẹ dạy con cái rằng "Không được ngắt lời người lớn."

Thực tế là việc trẻ ngắt lời không phải là điều xấu, khi trẻ thể hiện sự háo hức và mong muốn tham gia vào cuộc trò chuyện của người lớn, việc ngắt lời có thể là cách trẻ thể hiện sự tò mò và ý kiến riêng của mình.

Đồng thời, cho thấy trẻ có khả năng suy nghĩ nhanh và kỹ năng lập luận. Trẻ có thể có những suy nghĩ sáng tạo và quan điểm riêng, và việc ngắt lời là cách trẻ thể hiện mong muốn được chia sẻ ý kiến và tham gia vào cuộc trò chuyện. Điều này cho thấy trẻ có khả năng tự tin và khả năng thể hiện suy nghĩ của mình trước mọi người.

Tuy nhiên, quan trọng là bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách thể hiện ý kiến một cách lịch sự và tôn trọng người khác. Trẻ cần được dạy cách lắng nghe và đợi đến lượt để nói, cũng như học cách giao tiếp một cách hiệu quả và hợp tác.

Đồng thời, bố mẹ cần thể hiện sự quan tâm đến ý kiến của trẻ trong môi trường tôn trọng và hỗ trợ. Bố mẹ cũng nên tăng cường giao tiếp, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện suy nghĩ và ý kiến của mình. Điều này giúp cải thiện khả năng tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

Vì vậy, đôi khi trẻ thích ngắt lời không chỉ là một dấu hiệu của sự thông minh, mà còn là cơ hội để xây dựng khả năng giao tiếp và tư duy.

tm-img-alt
Khi trẻ thể hiện sự háo hức và mong muốn tham gia vào cuộc trò chuyện của người lớn, có thể là cách trẻ thể hiện sự tò mò và ý kiến riêng của mình.
3 tật xấu này của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, nhưng là dấu hiệu trí thông minh âm thầm phát triển - 7

Trẻ thích tháo rời mọi thứ

Trẻ con thường rất tò mò và thích làm phá phách. Nếu có bất cứ đồ vật nào trong nhà, nhiều trẻ không ngần ngại việc tháo rời nó. Những đứa trẻ như vậy thường có tính tò mò, kỹ năng khám phá và thực hành mạnh mẽ.

Quá trình trẻ tháo lắp đồ vật cũng là cách con hiểu về thế giới xung quanh. Một đứa trẻ có khả năng khám phá sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai, bởi trẻ trẻ dám nghĩ và dám làm.

Khi trẻ tháo rời đồ vật, sẽ có cơ hội tìm hiểu về cấu tạo, cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa các bộ phận. Điều này phát triển khả năng tư duy không chỉ trong lĩnh vực cơ học mà còn trong việc giải quyết vấn đề và tư duy logic.

Trong quá trình tháo rời đồ vật, bố mẹ cần đảm bảo an toàn cho trẻ và giám sát kỹ càng. Đồng thời, trẻ cũng nên được hướng dẫn về việc lắp ráp và sắp xếp lại đồ vật một cách cẩn thận để tránh mất mát hoặc hư hỏng.

tm-img-alt
Khi trẻ tháo rời đồ vật, sẽ có cơ hội tìm hiểu về cấu tạo, cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa các bộ phận.

Cùng chuyên mục

Tin mới