Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 05/12/2023 09:23 (GMT+7)

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống dịch bệnh lây qua đường hô hấp

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời gian gần đây, số ca mắc bệnh đường hô hấp, cúm A (H5/N1), Covid-19 tại một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia... có xu hướng tăng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cẩn thận phòng bệnh.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Bộ Y tế cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc thông báo về việc gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp, đồng thời ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại một số tỉnh miền Bắc nước này. Ngày 26/11, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nhận định nguyên nhân chính là đang vào mùa đông, thời tiết lạnh, thay đổi bất thường. Kết quả giám sát đã ghi nhận các tác nhân được phát hiện chủ yếu là virrus cúm; ngoài ra còn có rhinovirus, Mycoplasma pneumoniae, virus hợp bào hô hấp, adenovirus...

Tại Malaysia, Singapore, số mắc Covid cũng gia tăng 50-100% so với tuần trước đó, hầu hết có triệu chứng nhẹ. Giới chức y tế nhận định dịch bệnh gia tăng do các yếu tố như mùa du lịch cuối năm và tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch của người dân. Campuchia hôm 24/11 cũng ghi nhận thêm một ca mắc cúm A/H5N1 ở người. Tích lũy năm nay, Campuchia đã ghi nhận 6 ca H5N1 ở người, trong đó có 3 ca tử vong.

Để chủ động phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là, đồng thời cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân.

Cụ thể, đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người. Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới