Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/12/2023 13:19 (GMT+7)

Bộ Y tế đề xuất 315 loại thuốc thuộc danh mục được áp dụng đàm phán giá

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành danh mục thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phám giá.

Bộ Y tế đề xuất 315 loại thuốc thuộc danh mục được áp dụng đàm phán giá - Ảnh 1.
Hình minh họa.

Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và ban hành danh mục thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.

Theo dự thảo Thông tư, Hội đồng đàm phán giá thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của Hội đồng đàm phán giá thuốc.

Hội đồng có nhiệm vụ xem xét, quyết định phương án đàm phán giá do Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xây dựng; Thực hiện đàm phán giá thuốc theo kế hoạch đàm phán giá đã được phê duyệt.

Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia là đơn vị thường trực của Hội đồng đàm phán giá thuốc.

Căn cứ Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xây dựng lộ trình, kế hoạch đàm phán giá dựa trên nhu cầu sử dụng thuốc thực tế của các cơ sở y tế, nhân lực của Trung tâm và thời gian thực hiện đàm phán giá để đảm bảo tính hiệu quả và tính dự đoán của công tác đàm phán giá.

Theo dự thảo, việc xây dựng danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá dựa trên nguyên tắc sau:

Thuốc được cấp phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam, trừ thuốc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 70 Luật dược; Danh mục thuốc được xây dựng trên cơ sở các thuốc cần thiết cho nhu cầu sử dụng ở các cơ sở y tế mua từ nguồn vốn Nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở y tế công lập'; Thuốc trong danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá được cập nhật, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp tình hình thực tế và bảo đảm đáp ứng kịp thời thuốc phục vụ cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Dự thảo nêu rõ, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc chung xây dựng danh mục thuốc nêu trên, thuốc được đưa vào Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

Thuốc, sinh phẩm tham chiếu thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và có tỷ trọng sử dụng lớn về giá trị hoặc số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước; Thuốc chỉ có 01 hoặc 02 nhà sản xuất theo dạng bào chế, nhà sản xuất (riêng vắc xin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng chỉ có 01 hoặc 02 nhà sản xuất theo thành phần vắc xin, công nghệ sản xuất vaccine).

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá gồm 315 loại, bao gồm 286 thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu được áp dụng hình thức đàm phán giá; 15 thuốc điều trị HIV-AIDS có từ 01 đến 02 nhà sản xuất được áp dụng hình thức đàm phán giá; 1 thuốc điều trị lao có từ 01 đến 02 nhà sản xuất được áp dụng hình thức đàm phán giá; 13 vaccine cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng có từ 01 đến 02 nhà sản xuất được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Theo dự thảo, trong thời gian tối đa 02 năm, trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá, Cục Quản lý Dược tổng hợp, lập danh mục thuốc cần cập nhật, bổ sung hoặc loại bỏ; xin ý kiến, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và xin ý kiến Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc. Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc, Cục Quản lý Dược trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư cập nhật danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá./.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.