Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 13:58 (GMT+7)

Bộ Y tế ban hành quy định về đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 48/2024/TT-BYT quy định về đăng ký ghép và nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết.

Thông tư 48/2024/TT-BYT quy định về đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người, nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết. Trường hợp chẩn đoán xác định người bệnh có chỉ định và có nguyện vọng ghép mô, bộ phận cơ thể người, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về các bệnh viện ghép để người bệnh lựa chọn bệnh viện ghép.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Người bệnh được chỉ định và có nguyện vọng ghép mô, bộ phận cơ thể người phải làm đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người gửi bệnh viện ghép. Mẫu đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BYT.

Trường hợp người bệnh muốn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người tại bất kỳ thời điểm nào, người bệnh làm đơn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người gửi đến bệnh viện ghép nơi người đó gửi đơn. Mẫu đơn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BYT.

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người, bệnh viện ghép có trách nhiệm: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh và theo dõi tình trạng của người bệnh. Khi người bệnh đáp ứng tiêu chí chuyên môn trong tuyển chọn người nhận mô, bộ phận cơ thể người theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh viện ghép lập thông tin người bệnh vào danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của bệnh viện ghép và danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia.

Ngoài ra, về nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết, Thông tư 48/2024/TT-BYT quy định, ngoài việc đáp ứng các nguyên tắc quy định tại Điều 37 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, việc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người phải tuân thủ thêm các nguyên tắc sau: Khoảng cách địa lý, thời gian đi lại từ cơ sở y tế nơi có người bệnh có tiềm năng chết não và cơ sở y tế ghép mô, bộ phận cơ thể người. Nguyện vọng của người hiến hoặc gia đình người hiến mô, bộ phận cơ thể người, trừ trường hợp nguyện vọng đó không phù hợp với quy định của pháp luật.

Thông tư 48/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2025.

Cùng chuyên mục

Những lưu ý bảo vệ sức khỏe khi thời tiết lạnh giá
Khi thời tiết lạnh, người dân cần chú ý các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, tức ngực, khó chịu, tê bì chân tay... Nếu xuất hiện các triệu chứng này, cần giữ ấm cơ thể ngay và đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng...
Nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam rất cao
Theo Bộ Y tế, hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.
Người bệnh không phải quay lại nơi chuyển để xin cấp lại giấy chuyển tuyến BHYT theo mẫu mới
Bộ Y tế vừa có văn bản về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là văn bản quan trọng hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho trên 13.000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước. Trong đó, Bộ Y tế hướng dẫn người bệnh không cần quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại giấy chuyển tuyến theo mẫu mới.

Tin mới

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.