Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 25/12/2022 14:40 (GMT+7)

Bỏ sổ hộ khẩu từ 01/01/2023: Thủ tục đất đai sẽ được thực hiện như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ không còn giá trị theo quy định của Luật Cư trú năm 2020. Người dân có thể sử dụng một trong 05 cách thức khai thác thông tin về cư trú để thực hiện các thủ tục về đất đai.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo đó, tại Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021, Bộ TN&MT đã sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Cụ thể, tại khoản 5, Điều 11, Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT đã quy định: “Đối với trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận mà có yêu cầu thành phần là bản sao giấy CMND hoặc giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ CCCD hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân trong trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai)” để hạn chế xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú và sử dụng thông tin về nơi cư trú khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của Luật Cư trú.

Theo quy định hiện hành, những thủ tục về đất đai cần sổ hộ khẩu giấy gồm:

Xác định việc sử dụng đất ổn định (điểm e, khoản 2, Điều 21, Nghị định 43/2014/NĐ-CP); xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Đăng ký biến động đất đai khi phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng; đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (Điều 2, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT).

Trước khi sổ hộ khẩu giấy bị "xóa sổ", Bộ Công an đã hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Theo đó, có 05 cách thức khai thác thông tin về cư trú khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, đó là:

- Sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chíp; sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD.

Thẻ CCCD gắn chip điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú.

- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch công để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự.

- Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự.

- Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú.

- Sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Như vậy, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, người sử dụng đất có thể sử dụng một trong 05 cách trên để thực hiện các thủ tục về đất đai.

Ngoài ra, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, Nghị định trên cũng đã sửa đổi, bổ sung điểm e, khoản 2, Điều 21, Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:

Thẻ CCCD, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký.

Bộ TN&MT đã rà soát các thủ tục hành chính về đất đai quy định việc nộp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu về giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ TN&MT.

Đồng thời, khi cơ quan tài nguyên và môi trường giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thực hiện việc kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ TN&MT cũng ban hành theo thẩm quyền Quyết định số 1686/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2021 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, trong đó quy định việc chia sẻ, kết nối dữ liệu dân cư phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

Cùng chuyên mục

Đề xuất hai phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. 
Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Kê biên tài sản là một trong những hoạt động của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đối với tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng bị hạn chế một số đặc quyền hoặc giao dịch vì đang phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên thi hành án hay không?

Tin mới

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.