Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 05/08/2021 11:30 (GMT+7)

Bộ GD&ĐT đề nghị giữ ổn định mức học phí trong năm học mới

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 4/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn gửi các bộ, ngành, chính quyền các tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục và đào tạo về việc thực hiện chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên, phụ huynh trong tình hình dịch COVID-19.

Công văn nêu rõ, để cùng chia sẻ với nhân dân cả nước trước những khó khăn, thách thức, giảm bớt gánh nặng tài chính đối với phụ huynh, học sinh, sinh viên do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các đợt thiên tai bão lũ ở nhiều địa phương trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước, trong đó đề nghị giữ ổn định mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021.

Bộ GD&ĐT đề nghị giữ ổn định mức học phí trong năm học mới

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định mới để thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP (dự kiến Nghị định sẽ ban hành trong tháng 8/2021 để áp dụng từ năm học 2021-2022).

Trong đó, quy định mức trần học phí đối với năm học 2021-2022 của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập giữ ổn định bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập do Nhà nước quy định cho năm học 2020-2021.

Tuy nhiên, thời gian qua, theo phản ánh của người dân, một số địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo vẫn chưa thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vẫn còn tình trạng một số cơ sở giáo dục và đào tạo tăng học phí, thu một số khoản thu ngoài quy định trong bối cảnh đời sống, kinh tế của người dân đang gặp nhiều khó khăn.

Để tiếp tục triển khai ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo khẩn trương rà soát, tổ chức công tác dạy học hợp lý, đảm bảo yêu cầu chất lượng và cắt giảm tiết kiệm tối đa các chi phí để tiết giảm các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo không cần thiết; giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021 đã ban hành.

Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến, các địa phương, cơ sở giáo dục cần căn cứ các công văn, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tính toán xác định mức thu hợp lý trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học theo nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục với phụ huynh học sinh trong tình hình dịch bệnh và công khai minh bạch.

Bên cạnh các chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập theo các quy định của Nhà nước, các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, chỉ đạo các cơ sở giáo dục kêu gọi, huy động nguồn lực của xã hội để có các chính sách hỗ trợ thêm như: miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo cho các học sinh, sinh viên, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021-2022.

Cùng chuyên mục

Tin mới

6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.
Vincom Plaza Imperia Hải Phòng tái xuất với trải nghiệm phong cách mua sắm hoàn toàn mới
Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Khối tài sản của đại gia Lê Hồng Minh, CEO kì lân công nghệ VNG
Trong phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG do đại gia Lê Hồng Minh giữ vị trí Tổng giám đốc đã có thời điểm giảm kịch sàn trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên. Với đà giảm của cổ phiếu VNZ thời gian gần đây, khối tài sản của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh.