Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 18/10/2023 07:55 (GMT+7)

Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách thu hút sinh viên giỏi cho ngành bán dẫn

Theo dõi GĐ&PL trên

Phó Giáo sư Nguyễn Thu Thủy cho rằng cần có cần các chính sách như cấp học bổng, miễn giảm học phí, ưu đãi tín dụng để thu hút người học đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên.

tm-img-alt

Trước sự thiếu hụt nhân lực của ngành công nghiệp bán dẫn, Phó Giáo sư Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có những chia sẻ với báo chí xung quanh vấn đề đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực này.

Khẳng định các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành bán dẫn nhưng bà Thủy cho rằng cần có chính sách đồng bộ để thu hút được các sinh viên giỏi.

Đủ khả năng đào tạo

- Thưa bà, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam hiện đang thiếu trầm trọng nhân lực ngành bán dẫn khi chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu. Bà có thể cho biết hiện ngành học này đang được đào tạo như thế nào trong các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam?

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy: Hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Dự kiến, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ sẽ có thêm nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, trong đó chủ yếu yêu cầu nhân lực thiết kế vi mạch.

Tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế (Đại học Fullbright) trong 5 năm tới khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người, trình độ từ đại học trở lên.

Số nhân lực thiết kế vi mạch hiện có khoảng 5.000 người. Theo các chuyên gia đến từ các trường đại học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo nhân lực ngành này trong một vài năm tới khoảng 3.000 người/năm, trong đó số tốt nghiệp sau đại học chiếm ít nhất 30% (bao gồm cả kỹ sư bậc 7, thạc sỹ, tiến sỹ).

Việc đào tạo có ba hình thức, có thể tuyển mới đào tạo từ đầu, hoặc sinh viên học các ngành gần có thể chuyển đổi để học chuyên sâu trong 1-2 năm cuối, hoặc kỹ sư đã tốt nghiệp các ngành gần có thể học bổ sung các khóa đào tạo từ vài tháng đến 1-2 năm để đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực bán dẫn – vi mạch.

Các trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã tương đối sẵn sàng về năng lực đào tạo đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn – vi mạch. Cụ thể, nhân lực về nghiên cứu, phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn có các ngành đào tạo về hóa học, vật lý, vật liệu… Nhân lực về thiết kế và sản xuất vi mạch có các ngành đào tạo phù hợp nhất là kỹ thuật điện tử, điện tử-viễn thông…; các ngành gần bao gồm kỹ thuật điện, điều khiển và tự động hóa, cơ điện tử, kỹ thuật máy tính…

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng sinh viên đại học các ngành phù hợp tuyển mới khoảng 6.000 sinh viên/năm và tốt nghiệp khoảng 5.000 sinh viên/năm (gia tăng trung bình 7%/năm). Các ngành gần mỗi năm tuyển mới khoảng 15.000 sinh viên và tốt nghiệp khoảng 13.000 sinh viên (gia tăng trung bình 10%/năm).

Như vậy, nếu 30% sinh viên các ngành phù hợp và 10% các ngành gần theo học các chuyên ngành vi mạch bán dẫn, thì số lượng 3.000 người tốt nghiệp/năm là khả thi.

Tuy nhiên do thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn – vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng, thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp.

Cách nào thu hút người học?

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có những kiến nghị, đề xuất gì để tháo gỡ các thách thức đó, thưa bà?

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy: Điều này một mình Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể thực hiện được mà rất cần các chính sách hỗ trợ đồng bộ, dẫn dắt từ phía Nhà nước.

Từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đề xuất 3 nhóm chính sách như sau:

Thứ nhất là nhóm chính sách hỗ trợ, khuyến khích người học, để nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào (bao gồm cả tuyển sinh học theo các chương trình đào tạo chuyên sâu, chương trình đào tạo chuyển đổi) như chính sách học bổng, miễn giảm học phí, tín dụng ưu đãi… nhất là để thu hút ít nhất 1.000 học viên theo học sau đại học (hiện nay tỷ lệ học sau đại học các ngành này chỉ khoảng 4%).

Thứ hai là nhóm chính sách hỗ trợ, đầu tư đột phá để tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu, trước hết là năng lực đội ngũ giảng viên, trang thiết bị thí nghiệm và công cụ phần mềm thực hành, thí nghiệm và mô phỏng.

Thứ ba là nhóm chính sách khuyến khích, thúc đẩy hợp tác đại học – viện nghiên cứu - doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là với các trường đại học, doanh nghiệp đối tác của Hoa Kỳ (có tiềm năng đầu tư tại Việt Nam).

Bên cạnh đó, tín hiệu từ thị trường, từ doanh nghiệp, từ các địa phương, các dự báo về phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai cũng vô cùng quan trọng. Đó là thông tin thí sinh sẽ tiếp nhận để xác định ngành học và tương lai cho mình. Nếu chính sách và các tín hiệu từ thị trường về nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là đồng bộ thì các trường không lo không thu hút được thí sinh. Sự chuyển đổi trong nhận thức của thí sinh sẽ thay đổi mạnh mẽ.

- Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những động thái gì để góp phần phát triển nhân lực của ngành này, thưa bà?

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy: Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì xây dựng để trình Thủ tướng vào cuối năm nay hai đề án quan trọng.

Thứ nhất là Đề án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghệ cao, trong đó đề xuất các chính sách hỗ trợ khuyến khích chung cho phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực STEM và công nghệ cao nói chung, trong đó có lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch.

Thứ hai là Đề án Xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0, trong đó sẽ đề xuất các cơ chế, chính sách và dự án đầu tư để để chuẩn bị hình thành các nhóm nghiên cứu về công nghệ cao, gắn với đào tạo sau đại học ở các lĩnh vực công nghệ cao.

Trong chuyến đi tháp tùng Thủ tướng vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Intel về phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao, trong đó có lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang xây dựng Kế hoạch hành động thúc đẩy triển khai đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, vi mạch, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10, trong đó sẽ chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học hợp tác thành một liên minh, chia sẻ và sử dụng chung các nguồn lực, năng lực trong đào tạo và nghiên cứu.

Gần đây nhất, ngày 19/10 tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với 5 trường đại học lớn của Việt Nam tổ chức hội thảo về vấn đề này. Hội thảo sẽ có sự tham dự của gần 40 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đào tạo các nhóm ngành gần, đại diện các bộ ngành, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bán dẫn.

- Xin trân trọng cảm ơn Vụ trưởng.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.
Toán Tiếng Anh: Cầu nối học thuật cho học sinh Việt Nam
Mô hình đào tạo Toán Tiếng Anh tại Việt Nam là một phần của nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với kiến thức toán học quốc tế. Hình thức này vừa củng cố khả năng suy luận vừa nâng cao trình độ ngôn ngữ cho các em, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc khai thác tri thức toàn cầu.
Yên Bái: Tạm đình chỉ công tác giáo viên đánh học sinh lớp 1
Chiều 21/4, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thông tin: Sau khi nhận được thông tin phản ánh vụ việc cô giáo đánh học sinh lớp 1 tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học La Pán Tẩn, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã khẩn trương chỉ đạo làm rõ.
Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.
Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc
Vinschool - Hệ thống giáo dục thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện tới Thành phố đảo Ngọc.
Không khoán, áp chỉ tiêu "Kế hoạch nhỏ" tại các trường Hà Nội
Gần đây, dư luận xôn xao trước sự việc xảy ra tại một lớp 7 thuộc Trường THCS Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) khi triển khai chương trình "Kế hoạch nhỏ", giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu chỉ thu giấy vụn trong một ngày duy nhất, nếu học sinh nào quên, giáo viên yêu cầu phụ huynh mang tới nộp, nếu không sẽ phải nộp phạt 50 nghìn/kg giấy.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).