Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 05/07/2023 15:08 (GMT+7)

Bộ Công thương: Từ nay đến cuối năm, cơ bản không thiếu điện

Theo dõi GĐ&PL trên

Trả lời báo chí tối 4/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định hệ thống điện miền Bắc đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải sau giai đoạn liên tục phải luân phiên cắt điện trên nhiều khu vực.

tm-img-alt

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia tháng 6 năm 2023 ước đạt 25,323 tỷ KWh, cao hơn 3,4% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 136,090 tỷ KWh, cao hơn 2,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tình hình sản xuất và cung ứng điện toàn hệ thống trong 4 tháng đầu năm 2023 đã được thực hiện tốt, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước. Tuy nhiên, tháng 5 và tháng 6 do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhu cầu tiêu thụ điện tăng, tình hình thủy văn không thuận lợi, lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp, cùng với các khó khăn trong vận hành, sửa chữa các nhà máy điện đã ảnh hưởng đến tình hình cung ứng điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải thực hiện tiết giảm điện tại một số địa phương, đặc biệt là các địa phương khu vực phía Bắc.

Trong những ngày cuối tháng 6, lưu lượng nước về các hồ thủy điện có cải thiện, mực nước các hồ đã được nâng lên, một số tổ máy nhiệt điện gặp sự cố đã được khắc phục vận hành trở lại. Đồng thời, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, hệ thống điện miền Bắc đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải.

“Công tác vận hành hệ thống điện trong tháng 7 dự kiến còn khó khăn, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc khi thời tiết được dự báo còn xảy ra các đợt nắng nóng, trong khi mực nước các hồ thủy điện có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bám sát và cập nhật liên tục diễn biến thực tế của phụ tải điện, các điều kiện vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đảm bảo vận hành và cung cấp điện an toàn, ổn định và tin cậy cho hệ thống điện quốc gia trong năm 2023. Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống khó khăn trong hệ thống điện, trường hợp có những ảnh hưởng bất thường đến việc đảm bảo an ninh cung cấp điện, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, các cấp có thẩm quyền để xem xét, chỉ đạo.

Cùng với đó, phối hợp với khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các khách hàng sử dụng điện lớn, chuẩn bị kịch bản, kế hoạch thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh hệ thống điện.

Bốn giải pháp được Thứ trưởng nêu ra gồm: Cung cấp đủ nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, hạn chế tối đa sự cố và nhanh chóng khắc phục các sự cố nếu có. Vận hành hợp lý nguồn thủy điện. Làm tốt công tác tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nguồn và lưới điện.

Trên tính toán cập nhật và các giải pháp nêu trên, Bộ Công Thương cho rằng, từ nay đến cuối năm 2023, cơ bản sẽ không thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên cả nước.

Về điện mặt trời áp mái, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin, hiện nay Chính phủ có chỉ đạo các bộ, đặc biệt là Bộ Công Thương, các địa phương, rà soát, chấn chỉnh việc đầu tư điện mặt trời mái nhà để đảm bảo phát triển bền vững, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Theo Quyết định 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, từ nay đến năm 2030, công suất các loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW.

“Loại hình này ưu tiên phát triển không giới hạn công suất với điều kiện giá thành hợp lý, tận dụng lưới điện sẵn có”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Ông cũng cho biết thêm, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định cơ chế khuyến khích phát điện, phát triển điện mặt trời mái nhà, lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ cũng có văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và các đơn vị liên quan để lấy ý kiến dự thảo, tiếp tục hoàn thiện, tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.