Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 20/09/2024 07:15 (GMT+7)

Bộ Công an đề xuất không công khai 8 nhóm dữ liệu quan trọng

Theo dõi GĐ&PL trên

Tại dự thảo Luật Dữ liệu, Bộ Công an đã đề xuất 8 nhóm dữ liệu không được công khai, nhằm bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và an ninh quốc gia.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Luật Dữ liệu quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu; bổ sung thiết chế quản lý nhà nước về dữ liệu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó Bộ này đề xuất không công khai 8 nhóm dữ liệu quan trọng.

Theo đó, các nhóm dữ liệu không được phép công khai gồm:

- Dữ liệu cá nhân mà chủ thể không đồng ý chia sẻ.

- Dữ liệu là bí mật nhà nước.

- Dữ liệu liên quan đến quốc phòng, an ninh.

- Dữ liệu có khả năng gây nguy hại đến lợi ích Nhà nước và quan hệ quốc tế.

- Dữ liệu có thể ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

- Dữ liệu gây nguy hại đến tính mạng, tài sản của người khác.

- Thông tin thuộc bí mật công tác.

- Tài liệu nội bộ của cơ quan nhà nước.

Dự luật cũng nêu nhóm dữ liệu được công khai có điều kiện, gồm dữ liệu liên quan đến bí mật kinh doanh; đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Những thông tin này chỉ được phép tiếp cận trong trường hợp chủ thể đồng ý. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan nhà nước được cung cấp dữ liệu trên vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng mà không cần có sự đồng ý.

Góp ý xây dựng dự thảo, Bộ Nội vụ cho rằng dữ liệu cá nhân và thông tin về cuộc họp nội bộ, tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ thuộc diện dữ liệu được công khai có điều kiện. Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ đề nghị quy định cụ thể "trong trường hợp cần thiết" nào thì cơ quan nhà nước được cung cấp dữ liệu liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình vì những nội dung này là quyền bất khả xâm phạm theo quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013.

Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan soạn thảo định nghĩa rõ hơn về khái niệm "nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, quan hệ quốc tế", tại điều khoản về dữ liệu không được phép công khai. Theo Bộ Ngoại giao, cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước và tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ không được phép công khai. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thông tin trên cần được công bố, phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Vì vậy, Bộ đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc bổ sung cuộc họp nội bộ và tài liệu cơ quan nhà nước soạn thảo không thể công bố, nếu có nội dung về bí mật nhà nước.

Dự luật Dữ liệu dự kiến được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bắt tạm giam Lê Thị Lại
Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt tạm giam bà Lê Thị Lại (60 tuổi, ngụ xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ 2025 các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi sẽ gồm 04 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.